Làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 đã tạo nên sự xáo trộn lớn và có nhiều tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó khu vực DN nhỏ và vừa phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo các DN, việc tiếp cận nguòn vốn ưu đãi giai đoạn này vẫn còn khoảng cách khá xa từ chủ trương tới triển khai thực tế, đòi hỏi cần có các giải pháp để các chính sách hỗ trợ đi nhanh hơn vào cuộc sống. từ việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng, cho vay mới; giảm tiền thuê đất, tiền điện; gia hạn đóng thuế thu nhập DN, giá trị gia tăng…
Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất cần vốn để sản xuất
Cần vốn để bơm vào sản xuất
Thực tế, khi hoạt động trở lại, DN trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Ông Hồ Quốc Thái, đại diện Công ty CP Công nghệ thực phẩm Lương Gia cho biết, DN đầu tư 2 nhà máy chế biến nông sản ở TP.Long Khánh và H.Nhơn Trạch. Dịch Covid-19 tác động khiến DN gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. Số lượng lao động của DN tại 2 nhà máy là 700 người, các chi phí để vận hành sản xuất, trả lương cho người lao động cũng như xuất khẩu hàng hóa đang là vấn đề “đau đầu” của DN.
Ông Thái cho rằng, các DN đang có hạn mức tín dụng với ngân hàng thì có thể cho DN dựa trên hạn mức tín dụng đó để cho vay là cách nhanh nhất. Ngân hàng và DN có mối quan hệ, khi DN khó khăn thì ngân hàng cũng liên đới khó khăn nên cùng có trách nhiệm hỗ trợ DN, tránh để DN phá sản vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến chính ngân hàng. “Chẳng hạn như DN của tôi đang có hạn mức tín dụng 60 tỷ đồng ở ngân hàng, chúng tôi cần vay thêm khoảng 20% trong số đó để hỗ trợ việc hàng hóa đang bị tồn đọng, tồn kho vì chưa có đầu ra hoặc hàng hóa đang quá trình vận chuyển. Trước đây, hàng hóa của chúng tôi đi từ 1-1,5 tháng là qua châu Âu, nhưng nay thì 3 tháng chưa tới, giá cước lại tăng cao” - ông Thái chia sẻ.
Cần gỡ vướng trong vay vốn
Ông Võ Quang Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai cho hay, sản xuất trong tình hình dịch bệnh, đầu ra gặp nhiều khó khăn, hạn chế kéo theo các rủi ro về nguồn vốn, DN có nhu cầu vay vốn để duy trì sản xuất và tăng trưởng sau dịch. Các chính sách về vay vốn cơ bản là tốt, phù hợp, nhưng thực tế ít DN tiếp cận được.
“DN chưa được giải quyết kịp thời về nguồn vốn vay, họ phải tự bươn chải nguồn vốn bên ngoài. Mặc dù có nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ nhưng thực tế xét duyệt rất chậm hoặc rất khó khăn, những điều kiện đưa vào nhiều nên hy vọng vay vốn lại càng khó. Chúng tôi đề nghị làm sao để quyền của chi nhánh ngân hàng ở địa phương đủ lớn để có thể xét duyệt nhanh được, tùy tình hình thực tế của địa phương, của DN” - ông Hà bày tỏ.
Nhiều DN vẫn “tù mù” thông tin về các chính sách hỗ trợ tín dụng từ hệ thống ngân hàng, mong muốn có những hướng dẫn cụ thể, sát sườn, phù hợp với tình hình thực tế.
Ông Đặng Trần Hoàng Thụy, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại sản xuất Thiên Triều An (TP.Biên Hòa) cho biết trong các chương trình hỗ trợ tín dụng dành cho DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có vấn đề về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, trong đó ông quan tâm tới việc cơ cấu các khoản nợ ngắn hạn.
“Giả dụ sáng mai chúng tôi đáo hạn thì có được cơ cấu lại hay không? Nếu được cơ cấu, công ty làm đơn từ gửi các ngân hàng thương mại nhưng không được giải quyết thì gửi tiếp tới đâu? Nếu tới hạn mà chưa đáo hạn lại, chúng tôi có bị nợ xấu hay không?” - ông Thụy nêu thắc mắc.
Phan Anh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hôm nay
Tổng lượt truy cập