Khai quật hai di chỉ khảo cổ tại TP.Long Khánh

Thứ bảy - 11/12/2021 21:19
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  

Bộ VH-TTDL đã ban hành Quyết định số 3020/QĐ-BVHTTDL, cho phép Sở VH-TTDL tỉnh Đồng Nai phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật khảo cổ tại di chỉ Cầu Sắt (ấp 2, xã Bình Lộc) và di chỉ Suối Chồn (KP.Bảo Vinh B, P.Bảo Vinh) TP.Long Khánh.
Theo đó, thời gian khai quật từ ngày 2-12-2021 đến ngày 31-12-2021, trên diện tích 200m2, trong đó di chỉ Cầu Sắt: 100m2; di chỉ Suối Chồn: 100m2. Chủ trì khai quật là ông Trịnh Hoàng Hiệp, Viện Khảo cổ học.
Trong thời gian khai quật, cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.
Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật, Bảo tàng Đồng Nai, Sở VH-TTDL tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc và báo cáo Bộ trưởng Bộ VH-TTDL phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.
Sau khi kết thúc đợt khai quật, Sở VH-TTDL tỉnh Đồng Nai và Viện Khảo cổ học phải có báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã khai quật trong thời gian chậm nhất một tháng và báo cáo khoa học trong thời gian chậm nhất một năm, gửi về Bộ VH-TTDL.
* Trước đó, chiều 07-01-2021, Sở VH-TTDL tổ chức buổi họp báo báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di tích khảo cổ học tại địa điểm Long Hưng (xã Long Hưng) và địa điểm Tân Lại (TP.Bửu Long) trên địa bàn TP.Biên Hòa.
Kết quả khai quật (tại 2 hố khai quật) ở địa điểm Long Hưng được các nhà khoa học bước đầu nhận định có hai thời kỳ lịch sử của vừng đất Long Hưng xưa gồm thời tiền sử (có niên đại 3000 năm cách ngày nay) và thời lịch sử (từ văn hóa Óc Eo đến văn hóa Đại Việt - thời Nguyễn cuối thế kỷ VII đến thế kỷ XX). Di vật khai quật ngoài những dấu vết kiến trúc còn có: Vật liệu xây dựng (đá, gạch, ngói) và đồ dùng sinh hoạt (gốm sứ, sành và gốm thô).
Tại địa điểm Tân Lại thu được 8 hiện vât (4 viên gạch, 2 rìu đá, 1 công cụ mũi nhọn và 1 mảnh công cụ). Các hiện vật góp phần chứng minh các giai đoạn văn hóa của người cổ Tân Lại trong giai đoạn tiền sử (khoảng 2.500 - 3.000 năm) và giai đoạn lịch sử (Văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo, khoảng thế kỷ XII-XIII và thời Nguyễn, thế kỷ XIX).
Hòa Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây