Cảnh báo rủi ro trong khai báo hải quan về các mặt hàng gỗ

Thứ hai - 07/06/2021 09:02
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  

Hiệp hội gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (Dowa) vừa có khuyến nghị đến các doanh nghiệp (DN) thành viên về một số lưu ý trong khai báo hải quan xuất, nhập khẩu gỗ.

pic.ca.jpg?t=1752296424
Gỗ là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nói chung, Đồng Nai nói riêng.

DN đối mặt với nhiều rào cản

Nửa đầu năm, ngành gỗ có lượng hàng và gia trị xuất khẩu tăng nhanh, đặc biệt là vào thị trường Mỹ, kết quả đạt được là nằm ngoài kỳ vọng của nhiều người. Số lượng thương nhân đến giao thương nhiều hơn doanh nghiệp (DN) sản xuất. Song, đơn hàng nhiều lại khiến ngành gỗ rơi vào tình cảnh phát triển nóng, cầu nhiều hơn cung. Trong khi đó, giá nguyên vật liệu tăng mạnh, loại vật tư tăng giá nhẹ nhất so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 xảy ra cũng vào khoảng 50%, khiến các DN phải dè chừng trong việc nhận đơn hàng.

Nguyên nhân do những nước cung cấp nguyên vật liệu cho Việt Nam bị ảnh hưởng COVID-19 nên nguồn cung hạn chế. Mặt khác, ngành gỗ Việt Nam đang phát triển nóng, nhu cầu lớn dẫn đến chính các DN trong ngành phải tranh giành nguyên liệu với nhau, từ đó đẩy giá lên cao.

Bên cạnh đó, theo Dowa, thời gian qua, ngành gỗ liên tiếp phải đối mặt với các rào cản thương mại từ các thị trường xuất khẩu như các vụ khởi kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp từ Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,.. Đồng  thời, một số tổ chức môi trường vẫn đang tiến hành giám sát các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng gỗ tại Việt Nam. Một số DN khi khai báo tờ khai hải quan có những điểm chưa phù hợp hoặc sai tên theo cách phiên âm tiếng Việt hoặc theo ngôn ngữ địa phương.

Doanh nghiệp cần cẩn trọng khi khai báo hải quan

Nhiều DN do chưa am hiểu nên trong việc khai báo hải quan đã gây nên sự hiểu nhầm và thậm chí là chịu hậu quả.

Cụ thể, trường hợp ván ép Okal (tên đúng) DN khai nhầm thành ván ép Okan (loài gỗ Okan- gỗ Lim nhập khẩu từ các quốc gia lưu vực Sông Công Gô- Châu Phi). Trường hợp trùng lặp tên gỗ trong nước và gỗ nhập khẩu khi khai báo như: gỗ Xoan cần ghi rõ để phân biệt giữa gỗ Xoan vườn, Xoan mộc từ rừng trong nước với các loại gỗ Xoan (Sapele, Sipo,..) được nhập khẩu từ các quốc gia lưu vực sông Công Gô- Châu Phi). Những nhầm lẫn này khiến cho một số tổ chức môi trường quốc tế dựa vào để làm căn cứ cáo buộc ngành gỗ Việt sử dụng gỗ nhiệt đới rủi ro cao trong báo cáo đánh giá tiêu cực gửi cho Chính phủ Mỹ và các tổ chức quốc tế khác. Điều đó cũng mang đến rủi ro cho chính DN trực tiếp xuất khẩu sản phẩm gỗ và ảnh hưởng đến hình ảnh chung của toàn ngành gỗ.

Do vậy, Dowa khuyến nghị DN quan tâm phối hợp thực hiện để đảm bảo tốt hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ trong thời gian tới. Trước đó, ngày 26-5, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam  cũng đã có văn bản khuyến nghị các DN ngành gỗ về vấn đề này.

                                                                                       Vi Quân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây