Công ty TNHH Dược phẩm Hisamitsu Việt Nam (KCN Biên Hòa II)

Thứ ba - 26/06/2018 11:18
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  

Nội dung câu hỏi:

Thời gian cụ thể để nhận được kết quả giám định từ ngày lập biên bản lấy mẫu giám định:. Thời gian cụ thể để nhận được kết quả giám định từ ngày lập biên bản lấy mẫu giám định:
- Thời gian là bao lâu?
- Thực tế vấn đề phát sinh: thời gian nhận được kết quả giám định quá lâu, tờ khai phải chờ (không được thông quan). Sau khi có kết quả giám định, trong trường hợp thuế suất bị lệch, phải làm thủ tục hoàn thuế nộp thừa rất phức tạp, tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến quy trình hoàn thuế nhập khẩu.
1.2. Doanh nghiệp dựa HS Code trên C/O form D để khai hải quan có được hay không?
Trong trường hợp sau khi hải quan giám định, HS code khác với HS code trên C/O thì doanh nghiệp có phải nộp bổ sung (hoặc truy thu) lại thuế chênh lệch hay không? Vì đây là lý do khách quan, doanh nghiệp khai HS code không đúng, thì trong trường hợp này doanh nghiệp có bị xử phạt hành chính hay không?
1.3. Quy định về kiểm tra Formadehyt trong các sản phẩm may mặc từ vải:
- Đối với hàng trong y tế, nếu có giấy xác nhận hàm lượng Formadehyt nằm trong chuẩn cho phép theo quy chuẩn Việt Nam do cơ quan nước ngoài cấp thì có được miễn kiểm hay không?
- Nếu được miễn kiểm thì có được miễn kiểm cho tất cả các lần nhập khẩu hay không? Công ty phải làm thủ tục gì để được miễn kiểm?

Trả lời:

1.1. -Thời hạn ra Thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa trong trường hợp gửi giám định thực hiện theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 14/2015/TT- BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính, cụ thể 05 ngày làm việc, trường hợp phức tạp cần có thêm thời gian thi không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả giám định hàng hóa.
- Thông báo kết quả phân loại hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 14/2015/TT- BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính “Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, trường hợp thời gian phân tích phụ thuộc thời gian do yêu cầu quy trình kỹ thuật phân tích thì không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ và mẫu phân tích, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Thông báo kết quả phân loại hàng hóa”.
Để đẩy nhanh thời gian PTPL, định kỳ hàng tháng Cục Hải quan Đồng Nai đều có công văn gửi TCHQ và các Chi cục Kiểm định Hải quan các trường hợp chưa nhận được thông báo PTPL quá thời hạn để TCHQ và các Chi cục Kiểm định Hải quan xem xét, giải quyết.
1.2. Căn cứ điểm c.8 và điểm g Điều 26 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 23/05/2015 của Bộ Tài chính quy định:
Điều 26. Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ trong trường hợp có khác biệt nhỏ, không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ và bản chất xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:
...
c.8) Sự khác biệt mã số trên C/O với mã số trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu nhưng không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa.
...
g) Trường hợp nội dung thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp với bộ hồ sơ hải quan và các quy định về kiểm tra xuất xứ hàng nhập khẩu hoặc chữ ký, dấu trên chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp với mẫu chữ ký, mẫu dấu lưu tại cơ quan hải quan, trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản này, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan giải trình, cung cấp thêm tài liệu để chứng minh xuất xứ hàng hoá. Nếu nội dung giải trình và tài liệu cung cấp phù hợp thì chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ.
Trường hợp cơ quan hải quan đủ cơ sở để xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp thì đình chỉ việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt và tính thuế theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường.
Khi làm thủ tục hải quan, nếu có nghi vấn về tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ nhưng chưa đủ cơ sở để từ chối thì cơ quan hải quan tạm tính thuế theomức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường và tiến hành xác minh theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, trong trường hợp có sự khác biệt về mã HS trên C/O với mã HS sau khi có kết quả giám định, cơ quan hải quan căn cứ tên hàng hóa, mã HS khai báo, mô tả hàng hóa trên tờ khai hải quan, C/O, các chứng từ  thuộc bộ hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra hàng hóa, tiêu chí xuất xứ trên C/O, nội dung giải trình và tài liệu cung cấp của doanh nghiệp (nếu có) hoặc kết quả xác minh C/O (trong trường hợp cần xác minh) … để xác định tính hợp lệ của C/O.Trường hợp sự khác biệt về mã HS không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa thì cơ quan hải quan xem xét, chấp nhận C/O.
Về việc xử phạt, tùy vào hồ sơ cụ thể, cơ quan hải quan mới xác định được việc khai báo sai mã số thuế của Công ty có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không. Tuy nhiên, Công ty có thể nghiên cứu về các trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ). Các trường hợp còn lại sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
1.3. Trước đây theo 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công Thươngthì doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm dệt may phải nộp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước đối với hàm lượng formadehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may cho lô hàng nhập khẩu đạt yêu cầu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
Tuy nhiên, Thông tư số 23/2016/TT-BCT ngày 12/10/2016 của Bộ Công thương đã bãi bỏ Thông tư số 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015.Theo đó, cơ quan Hải quan không quản lý việc xác nhận hàm lượng formadehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may cho lô hàng nhập khẩu của doanh nghiệp mà việc xác nhận này được doanh nghiệp thực hiện trước khi đưa hàng hóa ra thị trường Việt Namtheo quy định tại Thông tư số 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017, Thông tư số 07/2018/TT-BCT ngày 26/04/2018 của Bộ Công thương (hiệu lực từ ngày 01/01/2019).

Trân trọng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây