Tạo động lực phát triển từ kinh tế tư nhân

Thứ ba - 06/07/2021 12:14
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  
Khối kinh tế tư nhân đã khẳng định được vai trò của mình, nơi đây đã tạo ra hơn 42% GDP, 30% ngân sách nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước,. Để thúc đẩy, hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển, nhiều quyết định quan trọng đã được thực thi. Riêng đối với Đồng Nai, địa phương top đầu phát triển thì việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân lại càng bức thiết.
DSC_0365 (2).JPG
Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại một doanh nghiệp tư nhân tại TP.Biên Hòa
Chưa bao giờ kinh tế tư nhân lại được Đảng, Nhà nước quan tâmnhư hiện nay. Kết quả của những thay đổi đó là đến năm 2020, kinh tế tư nhân ở nước ta có gần 900 nghìn doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hơn 5,4 triệu hộ kinh doanh; riêng hoạt động của các hộ kinh doanh đã bảo đảm cuộc sống cho khoảng 20 triệu người dân 
Tại Đồng Nai, tỉnh đang từng bước phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mới cả về số lượng, chất lượng và có những đóng góp ngày càng tăng đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Hiện nay có hơn 50 ngàn đơn vị dân doanh đăng ký kinh doanh trong toàn tỉnh trên hệ thống thông tin đăng ký DN quốc gia.
Để tạo điều kiện cho các DN phát triển, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, thẩm quyền của đơn vị, địa phương triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, nhiều năm qua UBND tỉnh và các sở, ngành đã luôn nhất quán thực hiện phương châm chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp, thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN.
Những thay đổi về mặt chính sách đã từng bước cởi trói cho DN. Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh ế nói chung,  nhiều DN tư nhân cũng đang trên đường phát triển lớn mạnh như Nam Long, GC Food, An Phú Thịnh, Thế Linh, Thanh Bình, Tương Lai…Nhiều thương hiệu trong đó được tiếp nối từ các thế hệ trước và dưới sự điều hành của các thế hệ doanh nhân thứ 2, thứ 3 trong gia đình, tiếp thu những thành quả của khoa học công nghệ, gầy dựng tên tuổi, xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài và hợp tác được với các “đại bàng” để nâng tầm DN. Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc từng khăng định rằng khu vực tư nhân chính là ngôi sao hy vọng của kinh tế Việt Nam khi hội nhập và phát triển cùng thế giới. Ông Vũ Tiến Lộc đánh giá cao những nỗ lực giải phóng thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân nhiều năm qua. Tuy nhiên, thay đổi vẫn còn chậm và chưa thực sự sát thực với nhu cầu của cộng đồng DN.
Hàng năm, VCCI vẫn tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của cộng đồng DN để hỗ trợ Chính phủ xây dựng các nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh thì nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục, trong đó có việc tiếp cận pháp luật, chi phí về đất đai cả về những chi phí không chính thức khác. Do vậy, để DN tư nhân không cô đơn và có điều kiện phát triển, cần xác lập mạnh mẽ hơn vai trò dẫn dắt thị trường của Nhà nước tạo lập môi trường bình đẳng, xã hội hoá dịch vụ công và giảm chi phí kinh doanh.

 

Vi Quân



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây