Gia đình văn hóa - Nền tảng xây dựng đời sống văn hóa

Chủ nhật - 27/06/2021 14:16
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  
​Xây dựng gia đình văn hóa là một trong 13 chương trình của Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Hiệu quả của việc đăng ký và bình xét xây dựng gia đình văn hóa hằng năm có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá, khẳng định chất lượng xây dựng chương trình.
Từ phong trào đã xuất hiện nhiều gương điển hình trong cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực. Nhiều gia đình có 3, 4 thế hệ sống với nhau đầm ấm, hạnh phúc, nuôi dạy con cháu thành đạt, là tấm gương về sự yêu thương và chia sẻ, về sự bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
9710c7ca6af29eacc7e3.jpg
Gia đình chị Vương Thị Cúc (P. Trảng Dài. TP.Biên Hòa) nhiều năm liền giữ vững
danh hiệu gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc
Tăng cả chất và lượng
Xây dựng gia đình văn hóa là nội dung cốt lõi trong xây dựng đời sống văn hóa hiện nay ở cơ sở. Hàng năm, Sở VH-TTDL - Chủ nhiệm chương trình 4 về Xây dựng gia đình văn hóa đã có nhiều văn bản hướng dẫn cho các địa phương tổ chức hoạt động cũng như bình xét danh hiệu vào cuối năm. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều gương điển hình trong cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực. Nhiều gia đình có 3, 4 thế hệ sống với nhau đầm ấm, hạnh phúc, nuôi dạy con cháu thành đạt, là tấm gương về sự yêu thương và chia sẻ, về sự bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
Tại H.Tân Phú hàng năm đã tổ chức đăng ký xây dựng gia đình văn hóa luôn đạt tỷ lệ 99,10%. Tính đến cuối năm 2020 toàn huyện có 40.817 hộ/41.299 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, đạt 98,83%. Hiện, Tân Phú đã xây dựng được 70 câu lạc bộ (CLB) gồm: CLB gia đình phát triển bền vững; CLB gia đình Công giáo hạnh phúc; CLB gia đình dân tộc hạnh phúc; CLB Nông dân; CLB không sinh con thứ 3; CLB không có bạo lực… Các CLB này đã thu hút các đối tượng trong cùng một gia đình tham gia.
Riêng các xã, thị trấn trên địa bàn H.Tân Phú đã xây dựng 95 nhóm phòng, chống BLGĐ tham gia hòa giải các vụ BLGĐ; đồng thời duy trì 110 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng nhằm thực hiện tốt luật phòng, chống bạo lực.
Tại H.Xuân Lộc, phong trào xây dựng gia đình văn hóa gắn với xây dựng gia đình kiểu mẫu, tổ nhân dân kiểu mẫu. Tính đến cuối 2020 toàn huyện có 52.703/53.052 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 99.34%; số hộ đạt gia đình kiểu mẫu có 3.248/12.516 gia đình, đạt tỷ lệ 26%; số tổ đạt tổ nhân dân kiểu mẫu có 65/292 tổ nhân dân, đạt tỷ lệ 22.3%.
Xuân Lộc cũng duy trì sinh hoạt của 79 CLB gia đình phát triển bền vững ở 15 xã, thị trấn với 1.194 thành viên; 93 địa chỉ tin cậy cộng đồng; 97 nhóm phòng, chống BLGĐ với 522 thành viên; 55 địa chỉ tạm lánh có 171 thành viên và 5 CLB nam giới nói không với BLGĐ gồm 30 thành viên.
Việc tổ chức đăng ký xây dựng gia đình văn hóa và công tác bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa đã được triển khai sâu rộng song theo Phó giám đốc Sở VH-TTDL Nguyễn Thị Mộng Bình tại một số địa phương vẫn còn mang tính hình thức. Thực tế, có những gia đình rất ý thức, quý trọng và nỗ lực để đạt được danh hiệu gia đình văn hóa, thế nhưng cũng có nhiều gia đình còn bàng quan và không hề quan tâm đến vấn đề này.
“Công tác tuyên truyền, vận động tại một số địa phương chưa thực hiện tốt, việc nêu gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong phong trào chưa được coi trọng. Bối cảnh đời sống 4.0 cũng đang tác động tiêu cực đến đời sống của mỗi gia đình thời hiện đại: Tình trạng ly hôn, bạo lực gia đình, hiện tượng bất bình đẳng trong gia đình, xâm hại trẻ em… vẫn diễn biến khá phức tạp” - bà Mộng Bình nhấn mạnh.
Vun đắp giá trị tốt đẹp gia đình
Để công tác gia đình và phòng chống bạo lực tiếp tục đạt được kết quả cao, theo Phó giám đốc Sở VH-TTDL Nguyễn Thị Mộng Bình, thời gian tới ngành tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác gia đình và phòng, chống BLGĐ. Triển khai các hoạt động với nhiều hình thức sinh động, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tiễn; duy trì và nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình cũng như có những cách tiếp cận mới, mạnh dạn tháo gỡ những vướng mắc để tạo sự đột phá trong công tác quản lý gia đình.
Bên cạnh đó, ngành Văn hóa cũng chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng công tác gia đình, phòng, chống BLGĐ cho cán bộ gia đình - trẻ em, thành viên nhóm phòng, chống bạo lực. Tranh thủ các nguồn lực của nhà nước, nguồn lực xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân…Cái đích lớn nhất là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Theo Trưởng phòng Văn hóa - thông tin TP.Biên Hòa Võ Thị Huỳnh Mai, để phong trào thực sự phát huy hiệu quả và đi vào chiều sâu thì việc nâng cao nhận thức cho mỗi người, mỗi gia đình về ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa là việc làm hết sức quan trọng. Trước hết, mỗi gia đình cần phát huy những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống, giữ vững gia phong, làm tốt việc giáo dục con cái. Người lớn phải luôn gương mẫu để con cháu học tập noi theo. TP.Biên Hòa đã triển khai thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
“Đây là cơ sở để TP.Biên Hòa nói riêng, Đồng Nai nhân rộng việc thực hiện tiêu chí ứng xử trong gia đình trong thời gian tiếp theo. Qua đó, phần tôn vinh, lan tỏa các chuẩn mực đạo đức, văn hóa; xây dựng gia đình thực sự là một tổ ấm cho mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội” - bà Huỳnh Mai nói.
Thanh Thanh

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây