Đa đạng các kênh bán lẻ hiện đại

Thứ bảy - 26/06/2021 21:52
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  
​Hiện nay, bán lẻ đa kênh là xu thế tất yếu của thị trường, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa trực tuyến (online) và trực tiếp (offline). Trong đó, sự xuất hiện của các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini… nằm trong xu thế ngày càng mở cửa của thị trường.
26.6-Đa đạng các kênh bán lẻ hiện đại.jpg
Người dân chọn mua các sản phẩm tiêu dùng tại một siêu thị ở TP.Biên Hòa
Bên cạnh các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống, những chuỗi cửa hàng của các doanh nghiệp bán lẻ ngày càng thu hút lượng lớn khách hàng quan tâm, mua sắm trực tiếp bởi những cửa hàng này không chỉ trưng bày hàng hóa đơn thuần mà còn được đầu tư công nghệ, tổ chức nhiều chương trình tiếp thị, giới thiệu xu hướng mua sắm thịnh hành, các cải tiến mới cho người tiêu dùng...  
Trên thực tế, trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp bán lẻ lớn. Các kênh bán lẻ hiện đại ngày càng “phủ sóng” tại nhiều địa phương, khu vực, từ thành thị đến nông thôn trong tỉnh. Theo Sở Công thương, hiện trên địa bàn tỉnh có 148 chợ, 11 trung tâm thương mại/siêu thị và khoảng 200 cửa hàng tiện lợi thuộc các hệ thống: Bách hóa Xanh, Vinmart+ và Co.opFood đang hoạt động.
Đặc biệt, với sự phát triển công nghệ và sự “lên ngôi” của các sàn thương mại điện tử, những doanh nghiệp, đơn vị bán lẻ nên ứng dụng công nghệ để tận dụng tối đa việc phân tích xu hướng, hành vi mua sắm mới nhất của người tiêu dùng, từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với thị trường, thúc đẩy mua sắm... Đây được xem là một kênh bán hàng tiềm năng, có nhiều điều kiện phát triển. Do đó, để thích nghi và phát triển, các doanh nghiệp, đơn vị, cửa hàng bán lẻ… cần quan tâm tới việc phát triển các hình thức quảng bá, phân phối sản phẩm trên các website, sàn giao dịch điện tử.
Theo Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam - EBI 2021 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) công bố, ước tính năm 2020 thương mại điện tử của nước ta tăng trưởng khoảng 15% và đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD. Trong năm vừa qua, TP.HCM và Hà Nội tiếp tục là 2 địa phương dẫn đầu toàn quốc về chỉ số thương mại điện tử. Chỉ số thương mại điện tử của Đồng Nai xếp thứ 5 toàn quốc, tăng 1 bậc so với năm trước.
Đối với Đồng Nai, kế hoạch Phát triển thương mại điện tử của tỉnh năm 2021 đề ra mục tiêu phấn đấu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong tốp 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu trong cả nước, thu hẹp dần khoảng cách giữa các khu vực thành thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh về phát triển thương mại điện tử. Đặc biệt, phấn đấu 35% dân số của tỉnh tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người/năm (tương đương khoảng 8 triệu đồng/người/năm)...
Phan Anh

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây