Dấu ấn văn hóa Đồng Nai từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI

Thứ ba - 30/11/2021 11:02
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  
​Năm 2021 là năm đầu tiên cả nước nói chung, Đồng Nai nói riêng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ XIII và Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI. Giám đốc Sở VH-TTDL Lê Kim Bằng cho biết, mặc dù còn nhiều khó khăn song ngành VH-TTDL đã nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phục vụ và hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao.
30.11-02 Dấu ấn văn hóa Đồng Nai từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI H2.jpg
Một tiết mục văn nghệ Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai biểu diễn trực tuyến phục vụ các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh mùa dịch Covid-19
Những kết quả tích cực
Thưa ông, từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, ngành VH-TTDL đã triển khai nghị quyết của đại hội trên lĩnh vực văn hóa như thế nào để đưa nghị quyết đi vào cuộc sống?
-  Ngay sau khi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI ban hành, ngành VH-TTDL đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, đề án… để cụ thể hóa nghị quyết, đưa nghị quyết vào cuộc sống. Trong đó, quan trọng nhất là ngành đã xây dựng nghị quyết chuyên đề phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng. Đến nay, nghị quyết đã cơ bản hoàn chỉnh, dự kiến trình Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tại kỳ họp vào tháng 12 tới.
Bên cạnh đó, nhiều kế hoạch ngành tham mưu đã được ban hành như: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Đề án Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Chương trình phối hợp xây dựng đời sống văn hóa, phát triển du lịch nông thôn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025... làm cơ sở cho các hoạt động của ngành trong thời gian sắp tới.
Những kết quả nổi bật mà ngành VH-TTDL đã đạt được trong thời gian qua là gì, thưa ông?
- Trên các lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao, di sản, du lịch, xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo ra những dấu ấn văn hóa riêng. Nổi bật như phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ngày càng được nâng cao về chất lượng, đi vào chiều sâu và hoạt động hiệu quả. Hiện toàn tỉnh có 780/934 ấp, khu phố có nhà văn hóa - khu thể thao; 14 nhà văn hóa dân tộc hoạt động ổn định. Đặc biệt, tại 121 xã xây dựng nông thôn mới, đã có 118/121 trung tâm văn hóa - thể thao và học tập cộng đồng đạt tiêu chí về diện tích đất quy hoạch và quy mô xây dựng theo quy định… Kết quả mà các lĩnh vực đạt được góp phần nâng cao dân trí, loại bỏ dần các tệ nạn, hủ tục lạc hậu trong đời sống nhân dân.
Vẫn còn nhiều khó khăn
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người Đồng Nai vẫn còn những tồn tại, hạn chế gì và nguyên nhân từ đâu, thưa ông?
- Năm 2020-2021, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương, khu vực trong tỉnh phải thực hiện cách ly, phong tỏa y tế để ứng phó với dịch bệnh. Dịch bệnh đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động của ngành VH-TTDL và gia đình nói riêng. Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật gặp trở ngại và gián đoạn. Bởi vậy, các đơn vị đã chủ động chuyển đổi hình thức tuyên truyền trực tiếp sang gián tiếp. Cũng do dịch bệnh nên một số hoạt động của ngành phải chuyển qua năm 2022. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch gặp nhiều khó khăn; lượng khách quốc tế và trong nước đến du lịch và lưu trú giảm mạnh…
Từ trong khó khăn, nhất là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngành VH-TTDL đã rút ra kinh nghiệm gì cho quá trình xây dựng văn hóa, con người Đồng Nai phát triển toàn diện? 
- Đại dịch Covid-19 buộc chúng ta phải nhìn nhận lại cách tiếp cận hầu hết mọi lĩnh vực, trong đó có văn hóa. Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0, yêu cầu ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động của ngành VH-TTDL cũng nằm trong xu thế chung của thời đại. Trong bối cảnh đó, ngành đã có kế hoạch chuyển đổi số một số lĩnh vực, trước mắt là thư viện và bảo tàng. Mới đây, trong buổi làm việc với Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng, nội dung số hóa trưng bày tại Bảo tàng tỉnh và số hóa tư liệu ở Thư viện tỉnh đã được lãnh đạo tỉnh đồng thuận và thống nhất về mặt chủ trương. Sắp tới, ngành sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng và thực hiện đề án.
Thanh Thanh

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây