Ngày 15/6/2015, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 4477/KH-UBND về lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2015-2020.
Với mục tiêu duy trì kết quả đã thực hiện theo Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007, đồng thời, điều chỉnh Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ ở địa phương phù hợp với yêu cầu thực tế và quy định pháp luật, tiếp tục xác định và duy trì hệ thống hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn.
Để lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2015-2020, Kế hoạch đã xây dựng các giải pháp thực hiện: thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ trong đó chú trọng vai trò làm công tác tuyên truyền của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí, với phương châm là: kiên trì, thường xuyên và liên tục; rà soát , phân loại và thống kê các công trình vi phạm nằm trong hành lang an toàn đường bộ, các đường nhánh đấu nối trái phép vào quốc lộ thực hiện cưỡng chế, giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ; xóa bỏ đường đấu nối trái phép vào đường bộ; hoàn thiện và bảo vệ hệ thống mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ; quản lý, bảo vệ phần đất hành lang an toàn đường bô đã giải tỏa. Thống nhất quy hoạch hệ thống đường gom trong khu dân cư đấu nối vào hệ thống quốc lộ phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải của tỉnh.
Về tiến độ, lộ trình thực hiện, Kế hoạch cũng đưa ra nội dung cụ thể:
Từ năm 2015 đến hết năm 2016: Cục quản lý đường bộ chủ trì, rà soát, phân loại, thống kê các công trình nằm trong phần đất bảo trì, bảo vệ đường bộ và HL ATĐB của hệ thống quốc lộ; phối hợp với UBND cấp huyện rà soát, thống kê và phân loại các loại đất, các công trình và cây cối trên phần đất bảo trì, bảo vệ đường bộ chưa được bồi thường; phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Ban ATGT tỉnh, UBND cấp huyện xác định các nút giao, các vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông có nguyên nhân do hạn chế tầm nhìn cần giải tỏa hành lang ATĐB; phối hợp với UBND cấp huyện xác định các trường hợp đất ở, đất trụ sở cơ quan, đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
Từ năm 2017 đến hết năm 2020: UBND cấp huyện thu hồi phần đất bảo trì, bảo vệ đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong HL ATĐB của các tuyến quốc lộ, khu vực nút giao, vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; Cục Quản lý đường bộ IV triển khai cắm đầy đủ 02 loại mốc: Mốc giải phóng mặt bằng xác định giới hạn phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ, mốc lộ giới xác định giới phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ, mốc lộ giới xác định giới hạn phần đất hành lang ATĐB....
Đính kèm
An Nhiên