Nội dung câu hỏi:
Tôi là viên chức và đã sinh con thứ 3. Tôi được biết hiến pháp và pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều không khống chế người sinh con thứ 3 trừ đối tượng là "Đảng viên". Vậy tôi không phải là Đảng viên tôi có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì quy định đó số bao nhiêu có hiệu lực ngày tháng năm nào ở cấp nào ban hành? UBND Tỉnh Đồng Nai có quyết định nào kỷ luật người sinh con thứ 3 đối với công chức, viên chức, nhân viên trong trường học không? Nếu có thì quyết định số bao nhiêu còn hiệu lực không?
Công văn số 1790/UBND - VX ngày 23/10/2014 của UBND huyện Tân Phú (V/v thực hiện nghiêm chính sách dân số đối với công chức, viên chức, nhân viên đơn vị trường học) đã căn cứ vào pháp lệnh dân số 06/2003/PL-UBTVQH 11 ngày 09 tháng 1 năm 2003; Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010. Có còn phù hợp với công tác dân số trong tình hình mới không? Nếu người đưa ra quyết định kỷ luật tôi dựa vào Công văn 1790/ UBND-vx ngày 23/10/2014 mà công văn này không phù hợp thì ai là người chịu trách nhiệm khi kỷ luật sai luật và phải hoàn trả thế nào cho người bị kỷ luật? Tôi mong được nhận câu trả lời sớm nhất. Xin chân thành cảm ơn.
Sau khi ra soát, đối chiếu các văn bản quy định hiện hành, Ủy ban nhân dân huyện Tân phú có ý kiến trả lời như sau:
1. Căn cứ pháp lý xử lý vi phạm về chính sách dân số:
- Căn cứ Luật Viên chức năm 2010.
- Pháp lệnh số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09/01/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dân số.
- Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12 ngày 27/12/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003.
- Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg ngày 04/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Pháp lệnh số 14/VBHN-VPQH ngày 23/07/2013 của Văn phòng Quốc hội về dân số.
- Căn cứ Nghị định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 05/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
- Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 05/4/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành quy định quản lý và phân cấp thẩm quyền quản lý công chức, viên chức thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Nội dung vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật:
- Nội dung vi phạm: Khoản 1, Điều 16 của Luật Viên chức “không chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước” (Khoản 2, Điều 100 của Pháp lệnh số 14/VBHN-VPQH ngày 23/07/2013 của Văn phòng Quốc hội về Dân số quy định: Sinh một con hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định…)
- Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật: Khoản 8, Điều 10 của Nghị định sô 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của chính phủ “vi phạm các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức” (Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và thái độ, nhận thức của viên chức mà đơn vị áp dụng hình thức cử lý kỷ luật cho phù hợp với quy định tại điểm a;b;c, Khoản 1, Điều 9, Mục 3 áp dụng hình thức kỷ luật tại Nghị định số 27/2012NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ)
- Đối với trường hợp bà Nguyễn Thị Kim Lan – Giáo viên Trường THCS Phú Lâm, sinh con thứ 3, sau 12 tháng nhà trường xem xét xử lý kỷ luật là đúng quy định.
- Trên đây là ý kiến trả lời của Ủy ban nhân dân huyện đối với nội dung phản ánh của bà Nguyễn Thị Kim Lan.
Trân trọng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hôm nay
Tổng lượt truy cập