Khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Thứ tư - 19/02/2020 16:18
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  

Đồng Nai có nhiều chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NN CNC). Tỉnh cũng đã thu hút được nông dân, doanh nghiệp đầu tư vào NN CNC với nhiều giải pháp thông minh, cách làm mới vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương.

5. (H3) mô hình công nghệ cao do tập đoàn Vingroup đầu tư tại huyện Long Thành.JPG?t=1752116631
hình công nghệ cao do Tập đoàn Vingroup đầu tư tại huyện Long Thành
Xây dựng được hệ sinh thái riêng cho NN CNC phát triển bền vững; phát huy được vai trò của cả Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân được Đồng Nai rất quan tâm.
Nhiều lợi thế
Theo nhiều doanh nghiệp, Đồng Nai có nhiều lợi thế về vị trí địa lý để tiếp cận những thị trường lớn trong tiêu thụ nông sản. Ông Trương Minh Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần bất động sản Thống Nhất (TP.Biên Hòa), chủ đầu tư dự án chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây (huyện Thống Nhất) cho biết, nông sản Đồng Nai đang chiếm tỷ lệ áp đảo từ 50-60% trên tổng sản lượng nông sản tại chợ đầu mối. Nhiều loại nông sản đang được đăng ký chứng nhận an toàn và truy xuất nguồn gốc. Đây không chỉ là chợ đầu mối nông sản của tỉnh mà của cả khu vực với mục tiêu vươn lên tầm quốc tế, góp phần đưa nông sản nội địa tham gia sân chơi hội nhập.Trong đó, lợi thế không nhỏ để Đồng Nai mở rộng cả kênh tiêu thụ nông sản cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu là vị trí địa lý, nhất là kết nối với nhiều tuyến đường cao tốc lớn, thuận lợi đưa hàng đi TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khác.
5. (H4).JPG?t=1752116631
Trồng rau quả đạt chuẩn GlobalGAP trong nhà màng tại Trang trại Việt ở xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc. Ảnh: Phan Anh
Chỉ ra những cơ hội thị trường lớn cho nông sản của tỉnh trong tương lai, TS.Lê Quý Kha, Phó viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cho rằng quy hoạch Sân bay quốc tế Long Thành có công suất 100 triệu hành khách/năm là một thị trường tiềm năng rất lớn cho nông sản Đồng Nai. Tỉnh nên định hướng tạo ra nông sản, thực phẩm sạch phục vụ khách hàng trong nước và quốc tế của sân bay này.
Một trong những lợi thế được nhiều nông dân, doanh nghiệp đánh giá cao vì chính quyền địa phương rất quan tâm và tạo điều kiện cho nhà đầu tư vào NN CNC. Thời gian gần đây, nhiều thị trường khó tính rộng cửa nhập khẩu trái cây Việt Nam. Theo đó, Đồng Nai đang triển khai hàng loạt dự án cánh đồng lớn cho trái xoài, chôm chôm, sầu riêng, bưởi…hướng đến thị trường xuất khẩu. Tỉnh cũng hỗ trợ cho nông dân làm chứng nhận VietGAP, GlobalGAP cho trái xoài; trái bưởi, tổ chức lớp tập huấn trồng xoài theo chuẩn xuất khẩu...
Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Phú Cường tại xã Sông Ray (huyện Cẩm Mỹ) vừa được thành lập cũng với mục tiêu liên kết nông dân lại cùng phát triển NN CNC. Theo ông Phạm Phú Cường, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Phú Cường, ứng dụng công nghệ cao nhưng vẫn sản xuất với quy mô từng hộ nhỏ lẻ rất khó xây dựng được thương hiệu cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ. Việc thành lập hợp tác xã giúp các xã viên có nhiều cơ hội tiếp cận các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước cũng như có tư cách pháp nhân tốt hơn trong tìm cơ hội đầu tư, hợp tác với doanh nghiệp. “Nông dân chúng tôi mong muốn các chính sách hỗ trợ của Nhà nước phải thiết thực hơn, nhất là sự hỗ trợ về nguồn vốn ưu đãi cũng như trong tìm đầu ra ổn định hơn cho sản phẩm NN CNC” - ông Cường nói.
5. (H2).JPG?t=1752116631
Để chính sách đi vào thực tế yêu cầu của đầu tư NN CNC là cần nguồn vốn lớn, lộ trình dài hơi. Nhưng theo nhiều chuyên gia, nông dân vẫn có thể mạnh dạn tham gia với khởi đầu từ sản xuất nhỏ lẻ, nghiên cứu bằng phương pháp thủ công rồi đầu tư từng bước phát triển lên.
TS. Bùi Xuân Khôi, Giám đốc Trung Tâm nghiên cứu - phát triển bền vững (xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom) cũng cho rằng: “Điều quan trọng nhất để NN CNC phát triển vẫn là yếu tố con người, sẵn sàng thay đổi tư duy, mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất”. Tri thức ứng dụng công nghệ cao với nông dân có thể bắt đầu từ việc trang bị những kiến thức về trồng trọt như: Chọn giống mới, sử dụng đúng loại và đúng liều lượng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… vì dễ dàng ứng dụng cho đại trà nông dân.
5. (H1).JPG?t=1752116631
 
Dây chuyền đóng gói trứng tự động tại trang trại chăn nuôi Thanh Đức (xã Xuân Phú, huyện Xuân lộc). Ảnh: Phan Anh
Bàn về giải pháp căn cơ để phát triển NN CNC, TS.Lê Quý Kha, Phó viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cho rằng một trong những điểm yếu hiện nay chính là ở đội ngũ lao động nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Đây là nguyên nhân chính khiến năng suất lao động của nông dân Việt Nam thua kém hẳn nông dân các nước. TS. Kha gợi ý: “Việt Nam nên đầu tư đào tạo nguồn nhân lực để tạo ra lớp nông dân trẻ thông minh. Lớp nông dân trẻ này phải được đào tạo bài bản về kiến thức trong sử dụng thiết bị công nghệ, máy móc hiện đại; về tư duy tiếp cận NN CNC…”.
Phan Anh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây