Tiềm năng, cơ hội xuất khẩu vào thị trường Halal

Chủ nhật - 24/11/2024 14:47
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  
(CTT-Đồng Nai) – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị Thông tin về thị trường Halal - Tiềm năng và cơ hội đối với nông sản Đồng Nai.
Quang cảnh hội nghị Thông tin về thị trường Halal - Tiềm năng và cơ hội đối với nông sản Đồng Nai.
Quang cảnh hội nghị Thông tin về thị trường Halal - Tiềm năng và cơ hội đối với nông sản Đồng Nai.

Thị trường Halal (các nước Hồi giáo) toàn cầu có tiềm năng rất lớn khi có gần 2 tỷ dân, chiếm 1/4 dân số thế giới. Dân số Hồi giáo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức trung bình 1,5%/năm, và dự kiến sẽ đạt khoảng 2,8 tỷ người vào năm 2050. Quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu đạt 7 ngàn tỷ USD và dự kiến tăng lên mức khoảng 10 ngàn tỷ USD trước năm 2028 nhờ tăng trưởng quy mô dân số, mức chi tiêu, triển vọng tăng trưởng trong tương lai với tốc độ khoảng 6-8%/năm.

Năm 2023, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam với 10 đối tác thương mại lớn là thành viên Tổ chức Hợp tác Hồi giáo đạt 45,7 tỷ USD. Dự báo, thị trường này tiếp tục tăng cao thời gian tới nhất là khi Việt Nam đang đàm phán để sớm ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện (CEPA) với các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trong năm 2024. Một lợi thế khác là vị trí địa lý của Việt Nam khá thuận lợi do gần với những cộng đồng Hồi giáo lớn như Indonesia, Malaysia…

Các sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe, chất lượng, xanh, sạch, có đạo đức trong chế biến và góp phần bảo vệ môi trường. Thị trường du lịch của người Hồi giáo khá tiềm năng và sôi động, với nhu cầu ngày càng tăng.
Đại diện doanh nghiệp chia sẻ ý kiến tại hội nghị Thông tin về thị trường Halal - Tiềm năng và cơ hội đối với nông sản Đồng Nai.
Đại diện doanh nghiệp chia sẻ ý kiến tại hội nghị Thông tin về thị trường Halal - Tiềm năng và cơ hội đối với nông sản Đồng Nai.

Sản phẩm nông nghiệp Đồng Nai rất đa dạng, nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản của tỉnh được đánh giá phù hợp với thị trường Halal. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tham gia xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao sang nhiều thị trường và đang bắt đầu quan tâm thị trường Halal toàn cầu. Toàn tỉnh có 25 doanh nghiệp đã có chứng nhận Halal và đã xuất khấu các sản phẩm như hạt điều, hạt tiêu, trái cây sấy, rau, củ sấy, thạch dừa, bột gạo,… sang các thị trường Hala như Malaysia, Indonesia, Philippin, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran…

Tuy nhiên, xuất khẩu vào thị trường này còn nhiều khó khăn, thách thức do là thị trường mới, nhiều doanh nghiệp thiếu thông tin và kiến thức về thị trường, tính chất tôn giáo riêng của người Hồi Giáo. Các tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm, dịch vụ Halal không có sự thống nhất trong phạm vi quốc tế hay khu vực, mỗi quốc gia lại có yêu cầu riêng về tiêu chuẩn Halal đối với hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước. Chi phí đầu tư trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguồn nguyên liệu an toàn trong các khâu từ đóng gói, vận chuyển, bảo quản,… theo tiêu chuẩn Halal thường cao hơn so với sản xuất, xuất khẩu sản phẩm thường, trong khi đa số doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên đều gặp hạn chế về vốn.

Ngoài giới thiệu cơ hội và tiềm năm xuất khẩu nông sản vào thị trường Halal, các ý kiến tại hội nghị tập trung trao đổi các nội dung về điều kiện sản xuất, kinh nghiệm làm chứng nhận, xúc tiến thương mại xuất khẩu vào thị trường Halal.

Tác giả: Song Lê

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây