Doanh nghiệp Việt thực hiện mục tiêu kép

Thứ bảy - 05/06/2021 09:42
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  

Thời gian qua, doanh nghiệp (DN) Việt phải đối mặt với nhiều khóa khăn do dịch bệnh Covid-19. Cụ thể là nguyên liệu, công vận chuyển hàng hóa, lương cho lao động tăng... Để tồn tại và phát triển bền vững các DN Việt đều cân nhắc chọn phương hướng phù hợp để không bị bỏ lại.

p.c(1).jpg?t=1752456061
Sản xuất thiết bị máy móc cung cấp cho doanh nghiệp FDI và xuất khẩu tại một công ty có vốn đầu tư trong nước ở TP.Biên Hòa

*Tìm hướng đi phù hợp

Mặc dù, kinh tế toàn cầu đang phục hồi, nhưng khả năng đến cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023, chuỗi sản xuất nhiều ngành hàng mới trở lại bình thường như thời điểm chưa xảy ra đại dịch Covid-19. Ở Việt Nam mức độ phục hồi của nền kinh tế nhanh, nhưng các DN có vốn đầu tư trong nước vẫn phải căng mình tìm cách để ổn định sản xuất, tăng doanh thu và đảm bảo tăng trưởng. Bên cạnh việc đảm bảo sản xuất, khơi thông đầu ra, DN Việt cũng chú trọng nhiều hơn đến ứng dụng công nghệ hiện đại, sản phẩm tăng cả số lượng lẫn chất lượng và xây dựng thương hiệu để vươn xa hơn.

Ông Phạm Văn Tài, Tổng giám đốc Công ty CP ô tô Trường Hải cho rằng, muốn giành được ưu thế ở thị trường nội địa, nước ngoài thì chất lượng sản phẩm phải tốt, giá cả phải cạnh tranh. Trường Hải thành công và trở thành thương hiệu được nhiều người tiêu dùng biết đến là nhờ có sự cải tiến trong sản xuất kinh doanh, thay đổi về công nghệ, quy trình quản lý thống nhất từ trên xuống dưới.

Các DN nhỏ và vừa ở Đồng Nai ngày càng chú trọng đến chất lượng, mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm, vì đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của DN. Bên cạnh đó, DN có vốn đầu tư trong nước cùng ngành nghề cần sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ, chia sẻ đơn hàng lớn cho kịp tiến độ, thống nhất với nhau về giá cả hàng hóa để tránh một vài DN bán phá giá làm ảnh hưởng chung đến toàn ngành.  

Ông Nguyễn Thành Nhân, Chủ cơ sở gỗ mỹ nghệ Thành Nhân ở xã Bình Minh (H.Trảng Bom) cho hay: “Từ đầu năm đến nay, cơ sở nhận được rất nhiều đơn hàng lớn từ các khách hàng ở Hoa Kỳ, châu Âu nhưng phải từ chối vì không đủ khả năng đáp ứng. Giá các DN, cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh có thể liên kết hỗ trợ nhau cùng thực hiện đơn hàng thì tất cả đều có lợi. Tuy nhiên, việc liên kết còn yếu, một số DN quá trình sản xuất còn chạy theo số lượng chưa bảo đảm chất lượng nên đành bỏ qua nhiều cơ hội để mở rộng sản xuất, xuất khẩu”.

p.c(11).jpg?t=1752456061

*Khai thác lợi thế FTA

Hiện nay, Việt Nam một trong những nước dẫn đầu thế giới về ký kết các FTA. Trong đó, cả 3 FTA lớn nhất thế giới đều có Việt Nam tham gia là CPTPP, EVFTA, RCEP.  Các FTA giúp cho các DN Việt mở rộng xuất khẩu sang các nước với giá cạnh tranh với mặt hàng cùng loại đến từ những quốc gia khác. Bên cạnh đó, các DN FDI đầu tư vào Đồng Nai ngày một nhiều và để có thể hưởng các ưu đãi về thuế quan buộc phải đáp ứng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm. Do đó, DN có vốn đầu tư trong nước nếu sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, giá cả cạnh tranh rất dễ bán hàng cho DN FDI.

Ông Lê Trí Minh, Chi hội trưởng Chi hội DN hàng công nghiệp hỗ trợ Đồng Nai, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đại Á Thành cho hay: “DN nhỏ thường tồn tại 2 khó khăn lớn là thiếu mặt bằng sản xuất và vốn đầu tư nhà xưởng, máy móc hiện đại. Nếu hai khó khăn trên được tháo gỡ, DN sẽ hoạt động hiệu quả và từng bước mở rộng sản xuất kinh doanh và trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm”

Theo Chủ tịch Phòng Thương mại- công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc, Việt Nam đã thu hút 136 nền kinh tế đầu tư vào với tổng vốn đăng ký trên 400 tỷ USD. Nhiều DN FDI khi đầu tư vào Việt Nam đã tìm nguồn cung nguyên liệu ở trong nước. Đây là cơ hội để DN có vốn đầu tư trong nước nắm bắt cơ hội trở thành đối tác với khu vực FDI, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu đưa hàng hóa và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.


                                                                                    Vi Quân            

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây