Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu thảo luận trực tuyến về dự án Luật cảnh sát cơ động

Thứ năm - 28/10/2021 14:02
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  

Nằm trong nội dung chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội XV, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường vừa có phần phát biểu trọng tâm trước Quốc hội về dự án Luật cảnh sát cơ động (CSCĐ).

0a3645a7edc825967cd9.jpg 
Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường
phát biểu tại kỳ họp
Đại biểu Quản Minh Cường cho rằng, sau hơn 7 năm thực hiện Pháp lệnh CSCĐ năm 2013, lực lượng CSCĐ đã thực sự phát huy được vai trò là lực lượng nòng cốt chuyên trách thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Điển hình như chủ động phòng ngừa, phát hiện và kịp thời trấn áp các đối tượng có hành vi gây rối an ninh trật tự, đấu tranh triệt phá các chuyên án, các băng, ổ nhóm tội phạm có tổ chức; bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu, sự kiện chính trị quan trọng, góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại của đất nước.
Cũng theo Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đặc thù của CSCĐ là lực lượng nòng cốt chuyên trách thực hiện biện pháp vũ trang, mà việc sử dụng các biện pháp vũ trang dễ đụng chạm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích căn bản của công dân. Pháp lệnh CSCĐ 2013 đã quy định khá chi tiết, nhưng vẫn chưa đầy đủ, chưa khoa học về phạm vi, mức độ, quyền hạn của lực lượng này trong thực hiện nhiệm vụ.
Chính vì vậy, việc ban hành Luật CSCĐ thay thế cho Pháp lệnh CSCĐ năm 2013 sẽ tạo hành lang pháp lý vững chắc hơn, giúp phát huy tối đa sức mạnh, khả năng tác chiến đặc biệt của lực lượng CSCĐ, cũng như xác định rõ phạm vi, mức độ quyền hạn của lực lượng này trong thực hiện nhiệm vụ. Từ đó, sẽ kịp thời khắc phục một số hạn chế bất cập của Pháp lệnh CSCĐ, góp phần quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới. “Đặc biệt là sẽ tránh được hai xu hướng hoặc là lạm quyền hoặc là thấy những việc cần phải sử dụng biện pháp vũ trang nhưng sợ không dám sợ làm vì luật không có quy định” - đại biểu Quản Minh Cường phân tích.
Về nội dung liên quan đến hệ thống tổ chức và cơ cấu lực lượng CSCĐ, trước 2 phương án mà tờ trình Chính phủ nêu, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đồng tình với phương án 1. Theo đó, dự thảo luật chỉ quy định mang tính nguyên tắc về hệ thống tổ chức của CSCĐ gồm: Bộ Tư lệnh CSCĐ và CSCĐ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết về hệ thống tổ chức của CSCĐ để đảm bảo thống nhất với quy định của Luật Công an nhân dân năm 2018. Mặt khác, bảo đảm linh hoạt trong quá trình tổ chức lực lượng theo yêu cầu thực tế đặt ra...
Trang Thư

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây