Các địa phương mong triển khai nhanh dự án

Thứ ba - 01/03/2022 09:19
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  

Các huyện, TP.Biên Hòa, TP.Long Khánh nơi được quy hoạch các dự án cấp quốc gia  đang thu hút đầu tư FDI trên đều mong sớm triển khai để không ảnh hưởng đến quy hoạch và người dân trong vùng dự án. Bởi các dự án hoàn thành đúng lộ trình góp phần cho phát triển kinh tế của địa phương, vùng.

Thời gian qua, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đều đã chuẩn bị trước một số khâu như: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông, xây dựng để khi dự án tìm được nhà đầu tư có thể thực hiện theo đúng lộ trình Chính phủ đề ra.

baicac2-28222.jpg?t=1752814360
   Huyện Tân Phú đã quy hoạch đất cho đường cao tốc Dầu Giây- Liên Khương.

Chuẩn bị sẵn đất cho những dự án

Tại Đồng Nai có H.Long Thành, Trảng Bom, TP.Biên Hòa, TP.Long Khánh là nơi có nhiều dự án lớn cấp quốc gia được quy hoạch thực hiện. Trong đó, các địa phương sẽ làm quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và một số quy hoạch ngành khác và tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng giao đất cho chủ đầu tư dự án.       

Chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Nguyễn Hữu Nguyên cho biết: “Những dự án cấp quốc gia đang được Chính phủ mời gọi DN FDI đầu tư vào Đồng Nai thì TP.Biên Hòa có 2 dự án là đường sắt Biên Hòa- Vũng Tàu, đường sắt Trảng Bom- Hòa Hưng. Hiện thành phố đã cập nhật các dự án trên vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Các thủ tục liên quan đến đầu tư do Bộ GTVT và UBND tỉnh thực hiện, phía thành phố sẽ phối hợp trong khâu bồi thường giải phóng mặt bằng”. Cũng theo ông Nguyên, các dự án đã được quy hoạch, TP.Biên Hòa mong Chính phủ, tỉnh sẽ nhanh chóng mời gọi được nhà đầu tư, sớm khởi công hoàn thành dự án đưa vào khai thác. Dự án hạ tầng giao thông lớn hoàn thành sớm sẽ góp phần rất lớn trong phát triển kinh tế của địa phương và ít ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong vùng quy hoạch dự án.

Lâu nay, có nhiều dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh đã được quy hoạch nhiều năm nhưng chưa được đầu tư xây dựng, ảnh hưởng đến quy hoạch của các địa phương, hạn chế một số quyền lợi của người dân. Cụ thể, người dân có đất đai quy hoạch trong dự án sẽ không yên tâm đầu tư vốn để phát triển sản xuất lâu dài vì thế, giảm thu nhập trên từng thửa đất. 

Bà Nguyễn Thị Hòa, xã Gia Canh (H.Định Quán) chia sẻ: “Tới đây, dự án đường cao tốc Dầu Giây- Liên Khương có thể sẽ đi qua đất của gia đình tôi. Do đó, tôi và những hộ dân có đất nằm trong dự án đều mong trung ương, tỉnh sớm thực hiện dự án, bồi thường giải phóng mặt bằng cho người dân thỏa đáng để chúng tôi giao đất. Dự án kéo dài không thực hiện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân trong khu quy hoạch vì đất đai muốn chuyển nhượng hoặc sản xuất đều khó khăn”.

Nhiều dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước

Thực tế, nhiều dự án cấp quốc gia đều là chuyển tiếp quy hoạch từ giai đoạn trước qua và đang trong quá trình mời gọi được nhà đầu tư để tiến hành khởi công dự án. Đây là khó khăn chung của nhiều dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Đồng Nai cũng như các tỉnh thành khác. Nguồn vốn để đầu tư hạ tầng kỹ thuật rất lớn, trong khi ngân sách nhà nước có hạn và phải phân bổ cho tất cả các tỉnh thành. Ngoài lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, còn nhiều dự án trên các lĩnh vực khác cần phải ưu tiên để triển khai.

Tại Đồng Nai là nơi có hơn 10 dự án quốc gia đang và sắp triển khai như: Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu, cao tốc Dầu Giây- Liên Khương, Đường sắt Trảng Bom- Hòa Hưng, đường sắt Biên Hòa- Vũng Tàu…

Dự án muốn mời gọi được DN FDI đầu tư thì phải có đủ sức hấp dẫn. Vấn đề nhiều DN FDI ngại ngần nhất là thủ tục trong đầu tư tương đối phức tạp, có những dự án DN phải mất đến 3-4 năm mới hoàn tất được. Tiếp đến là khâu kiểm kê đất đai để bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng kéo dài 3-5 năm. Những gút thắt trên đang là “điểm nghẽn” trong thu hút đầu tư các dự án trong nước, FDI của nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Theo các DN nếu thủ tục về đầu tư được đơn giản, rút ngắn thời gian giải quyết, giải phóng mặt bằng nhanh thì việc thu hút đầu tư các dự án tại nhiều địa phương sẽ thuận lợi hơn.

                                                                                                          Vi Quân

Trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, cả 3 huyện là Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất đều đã chuẩn bị đất cho đường cao tốc Dầu Giây- Liên Khương. Trong đó, mỗi địa phương dành từ 200-394ha để triển khai dự án. Cao tốc Dầu Giây- Liên Khương (đoạn từ Dầu Giây đến H.Tân Phú), tổng chiều dài 60km, quy mô 4 làn xe, vốn đầu tư 268 triệu USD.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây