4.0 và cơ hội cho các ngành nghệ thuật biểu diễn

Chủ nhật - 05/12/2021 20:38
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  

Không chỉ trong đại dịch Covid-19, từ nhiều năm nay các đơn vị, tác giả chuyên và không chuyên trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng công nghệ 4.0 vào biểu diễn, lan tỏa và lưu trữ các tác phẩm nghệ thuật.

5.1-5-12-2021-tan Chí Phèo.jpg?t=1752456061
Trích đoạn cải lương Chí Phèo - Thị Nở được Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai ghi hình, phát sóng trực tuyến trên mạng xã hội, phục vụ nhân dân trong mùa dịch Covid-19

Đây là hướng đi phù hợp không chỉ để nghệ sĩ được thỏa đam mê của mình mà còn góp phần gìn giữ các tác phẩm nghệ thuật, đưa nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với công chúng.

5.2-5-12-2021-tan Pham lo.jpg?t=1752456061
Nghệ nhân dân gian Phạm Lơ, Chủ nhiệm câu lạc bộ đờn ca tài tử tỉnh Đồng Nai giới thiệu và lưu trữ các bài bản tài tử trên YouTube, phục vụ nhu cầu của khán giả

Đưa đờn ca tài tử lên môi trường số

Gần 10 năm nay, nghệ nhân dân gian Phạm Lơ, Chủ nhiệm CLB Đờn ca tài tử (ĐCTT) tỉnh Đồng Nai thường xuyên ghi âm, ghi hình các bài bản tài tử và ứng dụng công nghệ để lưu trữ các tài liệu trên môi trường số. Những bài bản tài tử và các chương trình nghệ thuật về ĐCTT của ông được giới thiệu trên mạng xã hội, có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể của Đồng Nai nói riêng, Việt Nam nói chung. Cách làm này đã trở thành hình mẫu cho nhiều người yêu nghệ thuật, nhiều tỉnh thành học hỏi.

Nghệ nhân Phạm Lơ cho biết: “ĐCTT là loại hình nghệ thuật khó học, đòi hỏi phải có năng khiếu, tình yêu và đam mê. Tôi xem việc áp dụng công nghệ vào ĐCTT là giải pháp quan trọng để lưu giữ lại những di sản của cha ông và đưa nó đến công chúng một cách nhanh nhất. Không chỉ lưu giữ hình ảnh bằng các video sinh động thông qua đàn, hát mà tôi còn tạo nhiều video hướng dẫn cách học ĐCTT. Mỗi video sau khi được biên tập, chỉnh sửa gọn gàng sẽ được đăng lên kênh YouTube, Facebook, Zalo, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, thực hành biểu diễn cũng như truyền dạy”.

Tương tự, vài năm trở lại đây, nhiều văn nghệ sĩ Đồng Nai đã tích cực ứng dụng công nghệ vào văn học, nghệ thuật. Hàng ngàn tác phẩm thơ ca, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, điêu khắc… đã được lưu trữ trên không gian mạng. Tuy nhiên, phần lớn các tác phẩm lưu trữ vẫn còn mang tính riêng lẻ của cá nhân, chỉ một số ít tác phẩm được Hội Văn học nghệ thuật tỉnh giới thiệu và lưu trên website của Hội.

Cũng theo nghệ nhân Phạm Lơ, để có thể lưu trữ một cách đồng bộ những tác phẩm văn học nghệ thuật, nhất là ĐCTT, rất cần có những giải pháp mang tính chiến lược dài hơi, sự quan tâm đồng bộ của tỉnh, của ngành Văn hóa. Qua đó, nâng cao đời sống tinh thần cho các tầng lớp nhân dân.

5.3-5-12-2021-tan Youtube.jpg?t=1752456061
Nghệ nhân dân gian Phạm Lơ, Chủ nhiệm câu lạc bộ đờn ca tài tử tỉnh Đồng Nai ứng dụng công nghệ 4.0 kết nối với các tài tử trong nước và thế giới nhân Giỗ tổ sân khấu 2021

Quảng bá rộng rãi sân khấu, âm nhạc Đồng Nai…

Bắt đầu từ năm 2020, khi dịch bệnh bùng phát và diễn biến phức tạp, Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai đã ứng dụng công nghệ trong việc giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật gồm: cải lương, múa rối nước, rối cạn và ca múa nhạc đến với công chúng. Cũng từ đây, nhà hát đã bắt đầu lưu trữ toàn bộ các dữ liệu về những chương trình nghệ thuật trên môi trường số, tạo cơ hội cho các tầng lớp nhân dân có thể truy cập trực tuyến vào các dữ liệu nghệ thuật đa dạng và phong phú của Đồng Nai.

NSƯT Quế Anh, Giám đốc nhà hát cho hay, thời điểm ứng dụng công nghệ vào biểu diễn nghệ thuật là để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch hiệu quả. Tuy nhiên, sau gần 2 năm đi vào hoạt động đã mang đến nhiều kết quả quan trọng, không chỉ đáp ứng nhu cầu của công chúng trong và ngoài tỉnh mà còn góp phần lưu giữ những “tài sản” quý của nghệ thuật. Đến thời điểm này có thể khẳng định, đây là hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu hướng số hóa, đánh thức tình yêu của khán giả đối với nghệ thuật, nhất là cải lương truyền thống.

“Để xây dựng một chương trình nghệ thuật, ghi hình và lưu trữ trên các kênh thông tin, nhà hát vừa phải nâng cao nội dung, vừa chú trọng hình thức. Đặc biệt là sử dụng các trang thiết bị để thu, phát, màn hình Led để tạo hiệu ứng tốt, thiết kế sân khấu sao cho phù hợp với từng tác phẩm, từng chương trình để có thể đạt được giá trị nghệ thuật cao nhất. Hiện tại, có hàng chục chương trình ca múa nhạc, vở cải lương và các trích đoạn như: Huyết bào, Cuộc chiến, Niềm khát, Khơi nguồn, Tiếng gọi, Chí Phèo - Thị Nở... được nhà hát lưu trữ trên nền tảng Facebook, YouTube” - NSƯT Quế Anh nói.

Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây