Nâng cao năng lực cho nữ ứng cử viên tiềm năng

Thứ năm - 07/04/2016 14:13
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  
Tự động phát:

 ​​Mới đây, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh đã tổ chức tập huấn cho nữ ứng cử viên tiềm năng tham gia ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện, xã.

 07.04.2016-NangcaonangluchconuUCVtiemnang.jpg
Nữ ứng cử viên đại biểu HĐND của huyện Nhơn Trạch, nhiệm kỳ 2016-2021 chia sẻ tại hội nghị tập huấn. Ảnh: N.SƠN
 
Tham gia tập huấn, nữ ứng cử viên tiềm năng tham gia ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện, xã nhiệm kỳ 2016-2021 đã được nghe nữ đại biểu HĐND cấp huyện, xã nhiệm kỳ trước và báo cáo viên chia sẻ kinh nghiệm, cách xây dựng và trình bày chương trình hành động vận động bầu cử.
 
*Những chia sẻ quý báu
 
Chia sẻ kinh nghiệm từ 2 nhiệm kỳ là đại biểu HĐND huyện tại lớp tập huấn “Nâng cao năng lực cho nữ ứng cử viên tiềm năng tham gia ứng cử HĐND cấp huyện, xã nhiệm kỳ 2016-2021” của huyện Long Thành, bà Nguyễn Thị Hoàng Trinh, Phó bí thư Huyện ủy Long Thành, cho biết trước hết mỗi nữ ứng cử viên tiềm năng phải nhận thức được niềm vinh dự, tự hào khi được giới thiệu ứng cử để từ đó có trách nhiệm hơn với công việc hàng ngày. Để vận động bầu cử, việc xây dựng chương trình hành động để trình bày tại hội nghị tiếp xúc cử tri rất quan trọng, phải được xây dựng bằng cái “tâm” và  chọn được vấn đề “nóng” mà cử tri địa phương quan tâm. Trong chương trình hành động, ngoài thể hiện hiểu biết của mình về vấn đề đặt ra, nữ ứng cử viên tiềm năng phải đề ra được giải pháp giải quyết vấn đề “nóng” đó một cách thuyết phục nhất.
 
 
Với vai trò là báo cáo viên của lớp tập huấn “Nâng cao năng lực cho nữ ứng cử viên tiềm năng tham gia ứng cử HĐND cấp huyện, xã, nhiệm kỳ 2016-2021”, bà Lê Thị Ngọc Loan, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, lưu ý khi đứng trước cử tri trình bày chương trình hành động, chị em cần có được sự tự tin. Đối tượng cử tri mà các nữ ứng cử viên tiềm năng tiếp xúc chủ yếu là những người lao động. Vì vậy, cách ăn mặc, đầu tóc của nữ ứng cử viên phải phù hợp, lịch sự; cách xưng hô có văn hóa, chừng mực; giọng nói lưu loát, rõ ràng. Những điều này đòi hỏi mỗi nữ ứng cử viên phải tự bồi dưỡng, rèn luyện hàng ngày. Một yếu tố khác góp phần làm nên sự tự tin, đó là trước khi diễn ra hội nghị tiếp xúc, bản thân ứng cử viên nên liên hệ với ủy ban bầu cử cấp mình để biết địa điểm tiếp xúc, thành phần cử tri, địa điểm, cơ sở vật chất phục vụ buổi tiếp xúc…
Đồng tình với quan điểm này, bà Nguyễn Thị Bế, Trưởng ban công tác Mặt trận kiêm Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ ấp Xóm Hố, xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) - đại biểu HĐND xã Phú Hội 2 nhiệm kỳ và là ứng cử viên tham gia ứng cử HĐND xã Phú Hội nhiệm kỳ 2016-2021 cũng chia sẻ thêm, với bà yếu tố quyết định đến kết quả bầu cử nằm ở kết quả làm việc hàng ngày của ứng cử viên. Với một ứng cử viên, làm việc gì cũng nghĩ đến lợi ích của nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân. Bà Bế cho rằng, cử tri sẽ không ngần ngại dành lá phiếu quý báu của mình cho ứng cử viên đó.
 
 
*Hỗ trợ thiết thực
 
Thời gian qua, Đồng Nai đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện bình đẳng giới. Tuy nhiên, thực tế chỉ tiêu về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị vẫn chưa đạt. Theo đánh giá của UBND tỉnh, sau 5 năm thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ nữ Đồng Nai trúng cử đại biều Quốc hội khóa XIII chỉ chiếm gần 18,2%, tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã nhiệm kỳ 2011-2016 chỉ chiếm 26,3% (chưa đạt so với tỷ lệ 35% mà Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đề ra).
 
 
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Lê Thị Ngọc Loan, Phó ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh, cho biết nhìn lại quá trình trình triển khai các cuộc bầu cử trong các nhiệm kỳ gần đây, nhất là ở cơ sở cho thấy tỷ lệ nữ ứng cử viên tham gia ứng cử cao nhưng sau các lần hiệp thương, số lượng nữ ứng cử viên sụt giảm dẫn đến kết quả chưa đạt. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả này, trong đó đáng lưu ý ở chỗ chị em phụ nữ thường cân, đong, đo, đếm giữa thời gian dành cho gia đình và phát triển sự nghiệp. Bên cạnh định kiến giới trong xã hội vẫn còn nặng nề,  bản thân một bộ phận chị em còn tự ti, luôn cho rằng “ứng cử cho có tụ”, dù có cố gắng đến đâu phần thắng cũng không thuộc về mình nên chưa mạnh dạn và quyết đoán trong quá trình tranh cử, ứng cử đại biểu HĐND các cấp. Tuy nhiên, trong thực tế mọi ứng cử viên khi tham gia tranh cử đều có cơ hội trở thành đại biểu như nhau.
Bà Nguyễn Thị Tân hiện là Ủy viên thường trực HĐND huyện Long Thành (đại biểu HĐND huyện, HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016) chia sẻ lần đầu được giới thiệu ứng cử, bà hết sức lo lắng bởi trong tổ bầu cử khi ấy các ứng cử viên đều trội hơn mình. Thế nhưng, trong quá trình chuẩn bị bầu cử, bà luôn nỗ lực hết mình và kết quả với số phiếu cao mà cử tri dành cho đã giúp bà trở thành đại biểu HĐND huyện, tỉnh.
 
Về phía Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nữ ứng cử viên, nữ cử tri và đặc biệt tại các buổi sinh hoạt chi, tổ Hội dành thời gian để nữ ứng cử viên được rèn luyện kỹ năng nói chuyện, trình bày một vấn đề trước cuộc họp.

 

 
Nguyễn Tuyết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sân bay
Chuyển đổi số
Pháp luật
Đăng ký
Thông tin khởi nghiệp
Đánh giá
Bộ pháp điển
Thư viện
Thống kê truy cập

Hôm nay

10,293

Tổng lượt truy cập

555,951,637
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây