Ký kết phối hợp bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái giai đoạn 2019-2022 Đề xuất nhiều giải pháp phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới nữ

Thứ tư - 09/10/2019 08:51
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  

Ngày 8-10, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh, Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và Tòa án tỉnh đã tổ chức lễ ký kết phối hợp trong công tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái giai đoạn 2019-2022.

13131146.jpg
Lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án tỉnh ký kết phối hợp bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái Ảnh: C.THUẬN


 

Theo chương trình ký kết, các bên căn cứ nhiệm vụ của mình và thống nhất phối hợp trên các nội dung: xử lý tin báo tố giác tội phạm vi phạm pháp luật về quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái; truyền thông đối với các vụ việc nghiêm trọng liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái, gây bức xúc trong dư luận; phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn triển khai hoạt động, biên soạn, xây dựng tài liệu liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái; các cơ quan phối hợp tạo điều kiện để Hội LHPN thực hiện tốt chương trình giám sát trong tố tụng hình sự đối với những vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái theo quy định…
Việc ký kết chương trình phối hợp giữa Hội và các cơ quan nội chính nhằm tiếp tục thực hiện tốt việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời đẩy mạnh thực hiện Năm An toàn cho phụ nữ và trẻ em 2019 và hướng đến kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20-10-1930 -
20-10-2019).
* Phát biểu kết luận buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp về công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội (TNXH) trong giới nữ tỉnh Đồng Nai 2019 diễn ra sáng 8-10, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lê Thị Ngọc Loan nhấn mạnh, tại tọa đàm, nhiều nội dung về thực trạng công tác phòng chống tội phạm và TNXH trong giới nữ; đề xuất nhiều giải pháp hạn chế phạm tội và TNXH trong giới nữ.
Theo Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến phạm tội và TNXH trong giới nữ như: điều kiện kinh tế, tình trạng thất nghiệp, hoặc có việc làm không ổn định, không bảo đảm về mặt kinh tế hoặc có thể do điều kiện gia đình; do môi trường sống không an toàn hoặc do công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho phụ nữ có phần hạn chế…
Từ thực trạng và nguyên nhân trên, các đại biểu đề xuất nhiều nhóm giải pháp nhằm hạn chế phạm tội và TNXH trong giới nữ như: tạo môi trường sống an toàn, bảo đảm phát triển toàn diện của phụ nữ; đẩy mạnh tuyên truyền, đổi mới nội dung, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường phối hợp cũng như duy trì các mô hình hiệu quả…

 

Nguyệt Hà

Tác giả: Nguyệt Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây