Nhờ tham gia BHYT, thời gian qua nhiều bệnh nhân HIV/AIDS đã được điều trị liên tục, bền vững và hiệu quả. Nhờ đó, nhiều người đã có kết quả xét nghiệm tải lượng virus dưới ngưỡng, sức khỏe ổn định, tiếp tục làm việc, sống khỏe.

Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS lãnh thuốc ARV tại CDC Đồng Nai
Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS lãnh thuốc ARV tại CDC Đồng Nai
Thanh toán 360 triệu đồng trong 10 tháng
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 4 cơ sở có chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân HIV/AIDS gồm: Bệnh Viện Đa Khoa Đồng Nai; Phòng khám đa khoa (TTYT H.Long Thành); Phòng khám điều trị HIV/AIDS thuộc TTYT TP.Long Khánh; Phòng khám chuyên khoa HIV/AIDS thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai. Theo thống kê, 10 tháng đầu năm 2022, BHXH tỉnh đã thanh toán gần 360 triệu chi phí BHYT cho người bị nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.
Đứng trước tình hình dịch HIV/AIDS đang ảnh hưởng mạnh lên nhóm tuổi trẻ, năm 2021 Bộ Y tế, Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban quốc gia đã có những văn bản gửi Bộ GD-ĐT và Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc tăng cường phòng, chống HIV/AIDS ở trường học và các khu công nghiệp. Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 vì thế mà có chủ đề “Chấm dứt dịch AIDS - Thanh niên sẵn sàng”.
Một trong các mục tiêu quan trọng là tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm phát hiện và điều trị sớm HIV/AIDS, đảm bảo việc tham gia BHYT của người nhiễm HIV/AIDS, cung cấp các dịch vụ toàn diện về phòng, chống HIV/AIDS cho người dân đặc biệt cho những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người.
Đồng thời, tiếp tục mở rộng độ bao phủ các dịch vụ và nâng cao chất lượng của các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm HIV, BHYT và điều trị HIV/AIDS; điều trị các bệnh đồng nhiễm như viêm gan vi rút, lao, các bệnh lây truyền qua đường tình dục đến mọi người dân.

Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS khám bệnh tại CDC Đồng Nai
Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS khám bệnh tại CDC Đồng Nai
Dự phòng lây nhiễm để đảm bảo hiệu quả chương trình
Theo kế hoạch, trong Tháng hành động năm nay, tùy từng điều kiện cụ thể, các đơn vị, địa phương tổ chức các hội nghị, hội thảo với số người tham gia và hình thức tổ chức phù hợp. Các hội nghị, hội thảo tập trung phổ biến về các nội dung có liên quan như: Điều trị HIV bằng thuốc kháng vi rút (ARV); lợi ích của điều trị sớm bằng thuốc ARV và tuân thủ điều trị.
Bên cạnh đó, tổ chức gặp mặt, sinh hoạt, hội thảo với những người nhiễm HIV, người dễ bị tổn thương với HIV; truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV để người có hành vi nguy cơ thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng; lợi ích của tư vấn xét nghiệm HIV sớm; lợi ích điều trị sớm HIV/AIDS; không phát hiện = không lây truyền (K=K); điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP); lợi ích của BHYT với người nhiễm HIV, vận động người nhiễm HIV chủ động tham gia và sử dụng thẻ BHYT trong khám chữa bệnh cũng như các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong cơ sở y tế.
Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động phù hợp như: tổ chức lễ phát động , lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1-12; tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động hưởng ứng qua truyền thông đại chúng, qua mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok, Youtube, Viber, Lotus…); tin nhắn điện thoại; các loại hình truyền thông trên nền tảng Internet; thông qua các thông điệp hiệu quả cao như: Infographic, videoclip, audioclip.…
Đặc biệt, kế hoạch đã đề ra tổ chức các chương trình vận động các tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, ủng hộ gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV, mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV và tổ chức thăm hỏi người nhiễm hoặc nhóm người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS tại địa phương.
Theo Bộ Y tế, kết thúc dịch AIDS không có nghĩa là không còn người nhiễm HIV, không còn người tử vong do AIDS mà kết thúc dịch AIDS có nghĩa là khi đó AIDS không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở cộng đồng. Mục tiêu chấm dứt dịch AIDS là khi Việt Nam đạt được 3 tiêu chí: Số người nhiễm HIV phát hiện dưới 1 ngàn ca mỗi năm (hiện nay tỷ lệ này >10 ngàn ca/năm); tỷ lệ người nhiễm HIV tử vong liên quan đến AIDS