Trả lời câu hỏi của Công ty cổ phần dệt Texhong (Nhơn Trạch)

Thứ ba - 26/06/2018 09:09
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  

​Nội dung câu hỏi:

Biện pháp xử lý phế liệu, phế phẩm trong định mức của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu.
Quy định dán nhãn năng lượng đối với động cơ điện có công suất trên 0,75kw khi nhập khẩu: doanh nghiệp có thể làm thủ tục dán nhãn năng lượng tại khu vực miền Nam không? Vì hiện tại, tất cả đều phải gửi mẫu ra miền Bắc để làm thủ tục. Nếu động cơ điện đi kèm với một máy phụ trợ trong dây chuyền sản xuất thì có phải làm dán nhãn không?

Trả lời của Cục Hải Quan:
Căn cứ khoản 1 Điều 71 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa:
“1. Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức thực tế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu (ví dụ: vỏ lạc trong quá trình gia công lạc vỏ thành lạc nhân) khi bán, tiêu thụ nội địa không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định của pháp luật về thuế.”
Căn cứ khoản 1 Điều 71 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định Thủ tục tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm:
“1. Thủ tục tiêu hủy thực hiện như thủ tục tiêu hủy nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm gia công quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư này.”
Đề nghị Công ty căn cứ các quy định trên và thực tế phế liệu, phế phẩm phát sinh tại Công ty mình để có phương án xử lý phù hợp.
3.2. Theo quy định tại Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017 và Thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016, cơ quan Hải quan không quản lý việc dán nhãn năng lượng mà việc dán nhãn năng lượng được doanh nghiệp thực hiện trước khi đưa hàng hóa ra thị trường.
Trường hợp hàng hóa của doanh nghiệp thuộc đối tượng kiểm tra hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp nộp cho cơ quan Hải quan Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu hoặc Văn bản xác nhận đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng của Bộ Công thương để giải quyết thủ tục thông quan hàng hóa.
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định:
1. Tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng bao gồm: tổ chức thử nghiệm trong nước (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất); tổ chức thử nghiệm nước ngoài (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất).
2. Tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng phải đáp ứng điều kiện sau:
a) Tổ chức thử nghiệm trong nước là tổ chức thử nhiệm đáp ứng quy định tại chương II Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Căn cứ điểm 4 công văn số 983/GSQL-GQ1 ngày 16/05/2017 của Tổng cục Hải quan v/v kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng quy định:
4. Về Tổ chức thử nghiệm hiệu suất năng lượng:
Tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng được quy định tại Điều 4 Thông tư số 36/2016/TT-BCT, theo đó, các Tổ chức thử nghiệm phải đáp ứng các điều kiện theo quy định mà không yêu cầu cầu phải có sự chỉ định của Bộ Công thương.
Do đó, trường hợp hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp thuộc đối tượng kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu thì doanh nghiệp có thể gửi mẫu cho Tổ chức thử nghiệm đáp ứng các điều kiện theo quy định, không yêu cầu Tổ chức thử nghiệm phải được Bộ Công Thương chỉ định như trước đây. Trường hợp có vướng mắc đề nghị doanh nghiệp liên hệ Bộ Công Thương để được hướng dẫn.

Trân trọng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập

Hôm nay

41,356

Tổng lượt truy cập

555,058,613
Sân bay
Chuyển đổi số
Pháp luật
Đăng ký
Thông tin khởi nghiệp
Đánh giá
Bộ pháp điển
Thư viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây