Cập nhất kiến thức về hồi sức cấp cứu cho bác sĩ, điều dưỡng

Thứ bảy - 16/12/2023 11:23
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  
(CTT-Đồng Nai) - Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất vừa tổ chức hội thảo Cập nhật hồi sức phòng sinh phiên bản 8 với sự tham dự của hơn 100 bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh của các khoa: Sản, Gây mê hồi sức, Hồi sức tích cực chống độc của các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai Nguyễn Thị Kim Loan tặng hoa cảm ơn BS CKII Huỳnh Thị Thanh (trái) tại buổi hội thảo
Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai Nguyễn Thị Kim Loan tặng hoa cảm ơn BS CKII Huỳnh Thị Thanh (trái) tại buổi hội thảo

Mong an lành cho bé yêu

BS CKII Huỳnh Thị Thanh, phụ trách khoa Hồi sức tích cực sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, báo cáo viên tại hội thảo cho biết, khi vừa chào đời, em bé sẽ được đặt ngay trên chiếc khăn ấm để lau khô và cũng là để kích thích bé khởi phát nhịp thở đầu tiên. Đó cũng chính là tiếng khóc đầu đời của bé. Bé khóc tốt chính là dấu hiệu bé khởi phát những nhịp hô hấp đầu đời thành công.

Hơn ai hết, người mẹ luôn mong muốn nghe tiếng khóc ấy, nhưng không phải lúc nào cũng được như vậy. Trong một số trường hợp, bé không khóc dù đã được kích thích. Đó là dấu hiệu bé bị ngưng hô hấp và tuần hoàn. Khi đó, các bác sĩ buộc phải chạy đua với thời gian để cấp cứu và giành lại hơi thở cho các bé.

Hồi sức sơ sinh là các bước hồi sức tim phổi dành cho trẻ sơ sinh ngay sau sinh hoặc khi có dấu hiệu ngưng tim, ngưng thở. Kỹ thuật hồi sức sơ sinh rất cần thiết cho trẻ sơ sinh được áp dụng trong các trường hợp ngạt có thể xảy ra cho bé khi người mẹ bị các bệnh lý tim mạch, hô hấp, sinh non, đa thai, chuyển dạ kéo dài, sa dây rốn, nhiễm trùng ối hoặc dịch ối có lẫn phân su,…

Các bước hồi sức sơ sinh cần được thực hiện ngay trong phút đầu nếu thấy bé có biểu hiện không khóc, không thở hoặc thở nấc trong vòng 30 giây sau sinh.
BS Huỳnh Thị Thanh thăm khám cho một trẻ sinh non bị ngạt
BS Huỳnh Thị Thanh thăm khám cho một trẻ sinh non bị ngạt

Kỹ thuật khó, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ

Tại hội thảo, BS CKII Huỳnh Thị Thanh đã cập nhật các thông tin liên quan đến hồi sức sơ sinh như: Thông đường thở, hỗ trợ hô hấp dành cho trẻ sơ sinh ngay sau sinh hoặc khi có dấu hiệu ngưng tim, ngưng thở; nhận diện các tình huống khẩn cấp bé ngưng tim, ngưng thở; cập nhật lưu đồ cấp cứu hồi sức sơ sinh cho bé.

BS Thanh cho hay, hồi sức sơ sinh là một kỹ thuật khó, phức tạp, đòi hỏi tay nghề, kinh nghiệm của người thực hiện cũng như sự phối hợp nhịp nhàng từ cả ekip. Do đó, việc trang bị kiến thức chuyên môn là chưa đủ mà đòi hỏi nhân viên y tế phải có kỹ năng thực hành và trải nghiệm các tình huống.

Trên thực tế, không phải tất cả các trường hợp cấp cứu ngưng tim, ngưng thở đều giống nhau mà phụ thuộc vào tình trạng của bé lúc chào đời. Điều quan trọng nhất là nhân viên y tế phải đánh giá được tình huống đang đối mặt để xử trí kịp thời.

Việc phối hợp các thành viên với nhau là rất quan trọng. Trong một nhóm nhân viên y tế phải có trưởng nhóm, các thành viên còn lại được phân công trước công việc mình phụ trách để phối hợp nhịp nhàng. Kỹ thuật bóp bóng giúp thở có yếu tố quyết định to lớn đến việc hồi sức sơ sinh có thành công hay không. Vì thế, bóp bóng giúp thở cần được tập luyện rất nhiều để đạt được tần số trong 1 phút. Tiếp theo là ấn tim ngoài lồng ngực từ vị trí đặt tay, cách đếm phối hợp giữa ấn tim và bóp bóng, thời điểm kiểm tra lại nhịp tim bé, đặt catheter tỉnh mạch rốn để bơm thuốc… Tất cả đều cần phải thật chuẩn xác

Tác giả: Việt Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây