Xăng, dầu tăng giá dồn áp lực lên các ngành hàng

Chủ nhật - 15/05/2022 17:54
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  
​Trước sự tác động của giá xăng dầu tăng, nhiều mặt hàng tiêu dùng, và nhất là cước vận tải tăng cao đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động của doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh. Nhiều DN phải cân đối lại chi phí hoạt động
z3415261433753_03c967615be64d8c4c28b5251219ca73tsdb.jpg
Xăng tăng giá khiến chi phí và nhiều mặt hàng tăng theo
Giá nhiên liệu liên tục ở mức cao, cũng như giá các loại mặt hàng, nguyên liệu đầu vào cũng tăng theo khiến các DN, nhất là các DN trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải “căng mình” gồng gánh để có thể giữ giá đầu ra hoặc tăng giá ở mức phù hợp nhất có thể để giữ khách hàng.
Ông Nguyễn Xuân Cử, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải đường bộ Phú Cường A (TP.Biên Hòa) cho biết, hiện công ty có khoảng 70 xe tải. Do mặt bằng giá xăng, dầu tăng cao, từ đầu năm 2022 đến nay, công ty phải thông báo tăng giá cước vận tải 1 lần với mức tăng khoảng 10% so với trước đây. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải có phần lắng xuống.
“Giá nhiên nhiên liệu tăng cao nhưng công ty phải tính toán tăng giá cước ở mức thấp nhất có thể, cũng như tiếp giảm các chi phi vận hành, chấp nhận hoạt động không có lợi nhuận trong giai đoạn này để giữ khách hàng, đảm bảo lương chế độ cho tài xế, nhân công của công ty” - ông Cử cho biết thêm.
Tương tự, ông Lê Văn Đỉnh, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Quang Đỉnh - công ty có bãi xe ở KCN Biên Hòa 1 cho hay giá xăng dầu vẫn đang neo ở mức cao khiến cho kinh doanh vận tải thời gian này như “ngồi trên đống lửa”. Công ty đang phải tiết giảm lại số lượng phương tiện, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, cắt giảm tối đa những chi phí phát sinh liên quan, cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn.
Trong khi đó, một trong lĩnh vực chịu nhiều tác động nhất khi mặt bằng giá tăng cao đó là hoạt động dịch vụ, nhất là đối với các DN, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Ông Đỗ Đức Huy, quản lý một chuỗi quán ăn ở TP.Biên Hòa cho hay, mặt bằng giá tiêu dùng tăng, nhất là giá các loại nhiên liệu xăng, dầu, gas liên tục ở mức cao trong thời gian qua đã khiến cho lợi nhuận của chuỗi cửa hàng bị sụt giảm khoảng 15-20% so với trước đây. Đây là tình hình chung của nhiều DN, hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống từ sau Tết Nguyên đán đến nay. “Chuỗi cửa hàng buộc phải cân đối lại nhân sự, cũng như đẩy mạnh các phương án bán hàng qua app (ứng dụng), đặt hàng online để giảm bớt các chi phí vận hành trực tiếp” - ông Huy bày tỏ.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Sơn, chủ một quán ăn ở P.Hóa An, TP.Biên Hòa cho biết, tình hình kinh doanh của các quán ăn uống hiện tại như “trăm dâu đổ đầu tằm”. Giá cả các loại thực phẩm, hàng hóa, thậm chí bao đá lạnh cũng tăng đều nhưng ông không thể tăng giá trong thực đơn vì sợ khách chê “mắc” không ghé nữa, trong khi kinh doanh quán còn rất nhiều thứ tiền phải gánh như mặt bằng, nhân sự, điện nước…
“Các nhà hàng, quán ăn hiện tại đã nỗ lực chuyển đổi mô hình sang kinh doanh online nhưng với quán ăn gia đình như tôi thì rất khó tiếp cận. Do đó, hiện tôi đang tính toán để tận dụng hết mặt bằng kinh doanh, đẩy mạnh bán hàng mang đi để tiết kiệm chi phí vận hành” - ông Sơn chia sẻ.

 Phan Anh

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây