Từng bước nâng cao sức cạnh tranh cho hàng Việt

Thứ hai - 18/10/2021 10:47
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  
​Trước những ảnh hưởng của dịch Covid-19, để tạo lợi thế cạnh tranh với hàng ngoại ngay tại thị trường trong nước, hàng Việt cần chú trọng hơn nữa việc ứng dụng khoa học - công nghệ cao trong sản xuất để nâng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất. Đồng thời, các doanh nghiệp (DN) Việt cần quan tâm xây dựng thương hiệu, phát triển chuỗi cung ứng, phân phối hàng hóa một cách linh động, đáp ứng kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng.
18.10-Từng bước nâng cao sức cạnh tranh cho hàng Việt.jpg
Người dân chọn mua các loại nông sản tại một siêu thị ở TP.Biên Hòa  
Xu hướng đổi mới thiết kế kiểu dáng, các loại bao bì, mẫu mã tiện lợi, an toàn với từng phân khúc, nhóm khách hàng đang được nhiều DN Việt triển khai. Điều này sẽ tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh, tăng độ nhận diện… cho sản phẩm nội địa trên thị trường.
Theo đó, các sản phẩm như: thực phẩm đóng hộp, mì ăn liền, bánh kẹo, nước giải khát, các loại hạt sấy khô… của nhiều thương hiệu Việt ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển bộ nhận diện thương hiệu, tăng tính tiện dụng, đa dạng kích thước, kiểu dáng sản phẩm nhằm hướng tới mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước.
Ông Phạm Gia Hải, Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Đồng Nai chia sẻ, nhiều mặt hàng Việt chú trọng về chất lượng, tiện ích của sản phẩm, hướng đến việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, nêu cao nhận thức về tính xanh, sạch, an toàn, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả, tiết kiệm... góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng thông minh, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trách nhiệm, bền vững.
Tại hội nghị trực tuyến Kết nối cung - cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do Bộ Công thương phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức vào đầu tháng 10 vừa qua, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) chia sẻ, trong 9 tháng của năm 2021, nhiều chương trình thúc đẩy bán hàng nông sản, đặc sản vùng miền địa phương thông qua Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia đã được Cục Thương mại điện tử và kinh tế số phối hợp với các sở công thương địa phương và các nền tảng thương mại điện tử lớn như Sendo, Voso, Tiki, Shopee, Lazada, Postmart . . . triển khai góp phần hỗ trợ tiêu thụ nhiều loại sản phẩm địa phương nói chung và nông sản tới vụ thu hoạch nói riêng…
Theo Phó giám đốc Sở Công thương Lê Văn Lộc, trước những ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong thời gian tới, Sở sẽ linh động nhiều hình thức kết nối các chương trình, hoạt động trực tuyến, các hình thức kết nối cung - cầu phù hợp để hỗ trợ DN trong tỉnh tiếp cận các thông tin về hội nhập, xúc tiến thương mại trên nền tảng số; đẩy mạnh các phương án hỗ trợ các HTX, DN địa phương tìm kiếm, mở rộng các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm trong tình hình mới.
Phan Anh

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây