Thu hút đầu tư chế biến nông sản

Thứ sáu - 06/03/2020 15:38
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  

 Tình trạng "giải cứu" nông sản không ngừng tái diễn trong suốt thời gian qua có nguyên nhân không nhỏ của sự yếu kém về công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh cho biết, năm 2020, Đồng Nai sẽ tập trung cho nhiệm vụ phát triển công nghiệp trong nông nghiệp. Trong đó, tỉnh đặc biệt ưu tiên phát triển ngành chế biến nông sản, thực phẩm để nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản, phát triển nông nghiệp bền vững.
Lời giải cho bài toán đầu ra
Từ đầu năm đến nay, nhiều mặt hàng trái cây tươi như: thanh long, dưa hấu, xoài…kêu cứu vì xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bị đình đốn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Dự báo, thời gian tới, hoạt động thương mại nông lâm thủy sản của Việt Nam và Trung Quốc cũng như nhiều thị trường khác vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh trên.
Theo Phó giám đốc Sở Công thương Đồng Nai Lê Văn Lộc, dịch Covid- 19 đang ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế. Nhiều nông sản có thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc như xoài, thanh long, dưa hấu... đã xảy ra tình trạng bị ùn ứ, rớt giá. Đồng Nai cũng có nhiều mặt hàng trái cây chủ yếu xuất đi Trung Quốc như xoài, chuối...Đây là bài toán khó về đầu ra. Sở Công thương, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn và các địa phương phải ngồi lại đánh giá, rà soát về sản lượng những nông sản chủ yếu xuất khẩu để có giải pháp ứng phó trong thời gian sắp tới. 
Tại hội nghị bàn giải pháp ứng phó với tình hình khó khăn trong xuất khẩu nông sản của ngành Công thương các tỉnh phía Nam, bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công thương TP.Hồ Chí Minh chia sẻ, khi gặp khó khăn về xuất khẩu, các tỉnh trông chờ vào thị trường tiêu thụ nội địa lớn nhất là TP.Hồ Chí Minh. Nhưng thực tế, cán cân cung – cầu ở thị trường này đã cân bằng, các loại trái cây tươi lại không phải là mặt hàng thiết yếu nên rất khó tăng thêm lượng tiêu thụ so với nhu cầu hiện có. Bà Trang góp ý: “Sau hàng loạt nông sản kêu cứu là bài học để nông dân quyết tâm chuyển sang sản xuất an toàn đạt chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính khác ngoài Trung Quốc. Mặt khác, đầu tư cho bảo quản, chế biến cũng góp phần giảm bớt áp lực đầu ra cho rau củ, trái cây tươi”.
4. Thu hút đầu tư chế biến nông sản (H2).JPG 
 
Chế biến trái cây sấy tại Công ty TNHH Vân Phát (huyện Trảng Bôm).
 Ảnh: Phan Anh

 

Tạo bệ đỡ bằng chính sách
Theo doanh nghiệp đầu tư vào ngành chế biến nông sản, hiện có nhiều thuận lợi khi đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản vì Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm và có nhiều chính sách ưu đãi cho lĩnh vực này. Doanh nghiệp đến các tỉnh
đầu tư đều được chính quyền các địa phương tạo mọi điều kiện để phát triển. Gần đây, nhiều hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước được ký kết mở ra cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cũng như khuyến khích đầu tư chế biến nông sản.
Tuy lĩnh vực nông nghiệp đã có nhiều chính sách được ban hành, nhưng chưa tập trung. Các chính sách về đất đai, tín dụng, khoa học - công nghệ, thị trường …vẫn chưa có sự đồng bộ nên ngành nông nghiệp trong nước vẫn còn nhiều hạn chế trong phát triển như: nông sản xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô hoặc chỉ qua khâu sơ chế vì chế biến sâu chưa phát triển; chất lượng vùng nguyên liệu chưa đáp ứng được yêu cầu cho cả thị trường xuất khẩu và cho ngành chế biến; thương hiệu nông sản còn yếu và thiếu…
Riêng với Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh không thiếu những vùng nguyên liệu nông sản có quy mô lớn để phát triển ngành chế biến. Nhưng thực tế, ngành chế biến nông sản, thực phẩm của tỉnh vẫn chưa xứng với tiềm năng.
Chỉ ra những khó khăn trong đầu tư, ông Hồ Quốc Thái, Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần công nghệ thực phẩm Lương Gia (TP.Long Khánh) chia sẻ: “Chúng tôi đầu tư 2 nhà máy chế biến nông sản ở TP.Long Khánh và huyện Nhơn Trạch nên cần vốn đầu tư lớn nhưng rất khó tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Những chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước không thiếu và rất tốt nhưng vẫn chưa đi vào thực tế”. Theo ông Thái, việc hướng dẫn doanh nghiệp trong tìm hiểu chính sách, làm hồ sơ thủ tục của những người có trách nhiệm chưa thực sự được quan tâm. Doanh nghiệp rất mong có được sự đồng hành của Nhà nước trong việc xây dựng vùng nguyên liệu cho chế biến.
4. Thu hút đầu tư chế biến nông sản (H1).JPG 
 
Chế biến nha đam tại Công ty cổ phần thực phẩm G.C (H. Trảng Bom).
Ảnh: Phan Anh
Thừa nhận những hạn chế trong việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tại Đồng Nai, Phó giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Hữu Nguyên cho hay, sở đang hoàn thiện danh mục các dự án đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh để kêu gọi doanh nghiệp đầu tư. Bên cạnh đó, những vướng mắc khác trong quá trình triển khai nghị định 57 của Chính phủ cũng sẽ được tổng hợp, báo cáo tỉnh sớm có các giải pháp phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ tiếp cận hơn những chính sách ưu đãi của Nhà nước.

 

Phan Anh

 



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây