Xác lập quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ DN triển khai các nghiên cứu, ứng dụng, sản phẩm hàng hoá của mình ra thị trường là một trong những giải pháp mà Đồng Nai đang thực hiện nhằm bảo vệ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bảo hộ về sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp của DN là rất quan trọng. Trong ảnh, chế tạo hệ thống máy móc tự động tại một DN khởi nghiệp lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP. Biên Hoà
Thương hiệu của DN nhỏ dễ bị ảnh hưởng
Theo thống kê của Tổ chức SHTT thế giới (WIPO), các DN nhỏ và vừa là trụ cột của nền kinh tế, chiếm khoảng 90% số DN trên thế giới, sử dụng khoảng 50% lực lượng lao động toàn cầu, tạo ra tới 40% thu nhập quốc dân ở nhiều nền kinh tế mới nổi. Ở Việt Nam, DN nhỏ và vừa chiếm tỷ 97% tổng số doanh nghiệp, đóng góp tới 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách, tạo ra hơn 5 triệu việc làm.
Hành trình mang ý tưởng, sáng chế, sáng tạo của DN đến thị trường có thể rất rủi ro. Khi mà DN bắt đầu gặt hái được các kết quả sẽ phải đối mặt với những vấn như sản phẩm, dịch vụ, giải pháp bị sao chép, làm giả, làm nhái nhưng không có cách nào bảo vệ. Nặng nề có thể dẫn đến thua lỗ, phá sản. Những điều này có thể giảm bớt nếu các DN chú trọng vào quyền SHTT. Đồng Nai là địa phương có khối lượng tài sản trí tuệ lớn và đa dạng. Để khai thác và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn, những năm qua Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã tham mưu tỉnh các chính sách hỗ trợ DN. Đặc biệt là DN khởi nghiệp sáng tạo thông qua việc triển khai các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm có giá trị thực tiễn và khả năng thương mại hóa cao; hỗ trợ DN phát triển ý tưởng, hoàn thiện công nghệ, phát triển sản phẩm mới.
Hỗ trợ DN thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Đối với SHHT, Tại Đồng Nai, Sở Khoa học và công nghệ (KHCN) đã đẩy mạnh hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh nhằm hỗ trợ DN, cá nhân xây dựng, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo ông Lê Xuân Trường, Trưởng phòng quản lý chuyên ngành, Sở KHCN, Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ DN nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập giai đoạn 2016-2020 đã hỗ trợ 225 DN về bảo hộ SHTT. Cùng với việc hỗ trợ đăng ký cấp văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp về sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa, Sở đã triển khai hỗ trợ xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, thiết kế và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, website cho Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây. Xây dựng hướng dẫn thực hiện tiêu chí Chương trình mỗi xã một sản phẩm, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận/tập thể cho các sản phẩm đặc thù như bưởi da xanh Vĩnh Cửu, tôm càng xanh xã Trà Cổ huyện Tân Phú…
Từ sự chủ động nói trên, Đồng Nai được đánh giá thực thi khá tốt quyền SHTT. Theo thông tin từ Cục SHTT, trong giai đoạn 2011-2020, đơn vị tiếp nhận 350.237 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các chủ thể Việt Nam. Đồng Nai nằm trong danh sách 10 địa phương có lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nhiều nhất cả nước và cũng là tỉnh nằm trong top 10 tỉnh/thành có số lượng văn bằng nhiều nhất. Về đăng ký sáng chế, giai đoạn 2011-2020, Đồng Nai có 96 đơn (đứng sau Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu). Những giải pháp này cũng một phần giúp cho các thương hiệu, sản phẩm của DN, nhất là DN nhỏ và vừa ở Đồng Nai đến được gần hơn với thị trường, nguời tiêu dùng.
Vi Quân
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hôm nay
Tổng lượt truy cập