Theo đó, sau khi xác định 1 ổ dịch chó dại tại xã Bình Lợi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp cùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiến hành công tác điều tra dịch tễ và các biện pháp xử lý ổ dịch. Trên cơ sở điều tra, ngành chức năng đánh giá mầm bệnh có thể đã lưu hành âm thầm trên đàn chó mèo ở diện rộng.

Tiêm vaccine dại tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
(Người dân nuôi chó, mèo nên chủ động tiêm phòng cho thú cưng và tiêm phòng cho bản thân nếu không may bị chó, mèo cắn hoặc liếm vào vết thương hở)
Tiêm vaccine dại tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh
(Người dân nuôi chó, mèo nên chủ động tiêm phòng cho thú cưng và tiêm phòng cho bản thân nếu không may bị chó, mèo cắn hoặc liếm vào vết thương hở)
Báo cáo nêu rõ: “Từ đánh giá dịch tễ ca dại trên người ở P.Tân Phong là rất phức tạp, đến nay đã phát sinh thêm ca dại trên chó ở địa phương không tiếp giáp với P.Tân Phong cho thấy mầm bệnh có thể đã lưu hành âm thầm trên đàn chó mèo ở diện rộng, cùng với việc hiện nay đang là mùa nắng nóng nên nguy cơ tiếp tục phát sinh bệnh Dại trên chó, mèo trong thời gian tới là rất cao nếu không có giải pháp phòng, chống dịch kịp thời”.
Trước đó, ngày 15-2, trong lúc chăm sóc, điều trị chó cho bà T.T.N.H. (ngụ tại ấp 5, xã Bình Lợi), 1 nhân viên phòng khám thú y Sunny Pet (P.Tân Tiến, TP.Biên Hòa) đã bị chó cắn. Con chó này sau đó đã chết và được xác định là bị mắc bệnh dại. Đây là ca chó dại thứ 2 xuất hiện trên địa bàn tỉnh trong vòng hơn 2 tháng, sau ca chó dại tại P.Tân Phong (xuất hiện hồi cuối tháng 12-2022).
Theo thống kê của Chi cục chăn nuôi và thú y, tỷ lệ tiêm phòng dại cho chó ở nhiều xã trên địa bàn tiếp giáp với xã Bình Lợi vẫn còn rất thấp. Trong đó, xã Bình Lợi đạt hơn 61%, xã Bình Hòa đạt hơn 89%, xã Thạnh Phú đạt 85%, xã Tân Bình đạt hơn 51%.