Kịch bản tiêu thụ nông sản trong những tháng cuối năm

Thứ năm - 07/10/2021 15:08
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  

Hiện nay, nhiều loại nông sản, sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn đối mặt với nguy cơ cần giải cứu vì ùn ứ, khó tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đây cũng là bài toán khó cần lời giải từ nay đến cuối năm của nhiều vùng sản xuất.

Từ doanh nghiệp, thương lái đến nông dân đều nỗ lực tìm kiếm giải pháp, từ điều chỉnh sản xuất đến đa đạng hóa kênh phân phối nông sản trên tinh thần “sống chung với dịch”.

1tieuthu71021.jpg?t=1752814360
Từ nay đến cuối năm, sản lượng nhiều loại trái cây thu hoạch rất lớn lo gặp khó về đầu ra vì dịch bệnh Ảnh: Thu hoạch bưởi tại huyện Trảng Bom. Ảnh: P.A

Sản lượng lớn cần tiêu thụ

Theo thống kê ban đầu của Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, các tỉnh Đông Nam bộ, trong đó có Đồng Nai vẫn còn tồn hàng triệu con gà đang chờ được tiêu thụ. Tổng đàn chăn nuôi hiện giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đầu ra vẫn khó khăn vì nhu cầu tiêu thụ vẫn thấp hơn nhiều so với nguồn cung. Đây là nguyên nhân khiến nhiều trại nuôi thua lỗ nặng thời gian qua.

Ông Nguyễn Văn Mẫn, chủ trại nuôi gà công nghiệp tại xã Cây Gáo (H.Trảng Bom) so sánh, hiện giá gà đã tăng lên 15-17 ngàn đồng/kg, tăng hơn gấp đôi so với thời điểm giá gà bán ra thấp kỷ lục trước đó. Tuy nhiên, do mọi chi phí đầu vào tăng cao, giá thành sản xuất 1 kg gà thịt hiện nay đội lên gần 30 ngàn đồng/kg, với giá bán ra hiện nay, người chăn nuôi đang lỗ hơn 40 ngàn đồng/1 con gà xuất chuồng. “Trang trại lỗ đến Lứa gà xuất bán vừa qua, có trang trại lỗ đến hàng tỷ đồng. Chăn nuôi gà công nghiệp đang đứng trước nguy cơ thua lỗ, phá sản hàng loạt nếu thị trường vẫn tiếp tục khó khăn như thời gian qua” – ông Mẫn nói.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có 121 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm đăng ký về Sở mong được hỗ trợ kết nối tiêu thụ với hàng trăm tấn nông sản tươi còn ùn ứ như; rau, củ, trái cây, thịt gà, thịt heo, cá, tôm...

Dự báo từ tháng 9 – 12, riêng tổng sản lượng trái cây cung cấp ra thị trường khoảng 165 ngàn tấn. Trong đó các tháng cao điểm như tháng 12 là 64,4 ngàn tấn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ trái cây của thị trường nội tỉnh trung bình chỉ khoảng 13 ngàn tấn/tháng. Với tình hình dịch bệnh Covid – 19 vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ nhiều mặt hàng nông sản rơi vào cảnh cần giải cứu vẫn rất lớn vì nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.   

2tieuthu71021.jpg?t=1752814360
Sản lượng gà công nghiệp còn tồn rất lớn cần tiêu thụ. Ảnh: Dây chuyền giết mổ gà tại cơ sở giết mổ ở huyện Trảng Bom. Ảnh: P.A

Đa dạng kênh tiêu thụ

Dự báo về tình hình khó khăn của thị trường tiêu thụ, Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn đã xây dựng kịch bản chi tiết về sản xuất và tiêu thụ nông sản, để chủ động thích ứng trong bối cảnh của dịch Covid 19 diễn biến phức tạp. Trên cơ sở theo dõi, cập nhật sản lượng gia súc, gia cầm cần giết mổ, sản lượng nông sản đến thời kỳ thu hoạch để có sự phối hợp với các địa phương trong việc hỗ trợ kết nối, tiêu thụ không để tắc nghẽn, ùn ứ.

Trong đó, giải pháp được đặc biệt quan tâm là phối hợp với các sở, ngành, địa phương tập trung hỗ trợ, tiêu thụ nông sản chủ lực có sản lượng lớn trên địa bàn tỉnh với quan điểm tăng cường kết nối, đa các kênh tiêu thụ; phối hợp với các địa phương trong tiêu thụ sản phẩm, không để tắc nghẽn, ùn ứ. Việc cung cấp thông tin diễn biến thị trường nông sản trong nước cũng như quốc tế, nhu cầu nhập khẩu và các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đến các tổ chức, cá nhân, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng được cập nhật thường xuyên.

Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn cũng rất quan tâm, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong lĩnh cực sản xuất, kinh doanh, nhất là ổn định hoạt động cho các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh nhằm hạn chế đứt gãy chuỗi cung ứng sản phẩm vật nuôi cho thị trường trong và ngoài tỉnh, giảm bớt tình trạng ùn ứ heo, gà trong giai đoạn hiện nay.

                                                                                                 Bình Nguyên 

Theo ông Trần Lâm Sinh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, Sở đã rà soát, tổng hợp khả năng dự trữ của các kho cấp đông, trữ lạnh, bảo quản của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối trên địa bàn để sẵn sàng sử dụng hoặc huy động hỗ trợ khi cần thiết. Ngoài ra, đơn vị còn làm việc với các doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn, vận động hỗ trợ thu mua sản phẩm sơ chế, chế biến, bảo quản, dự trữ nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng, chống dịch bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây