Khảo sát trùng tu các hạng mục di tích Dầu Giây

Thứ hai - 08/11/2021 13:54
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  
Là người con của vùng đất Biên Hòa, từ nhỏ họa sĩ Đào Nguyên Tuấn (sinh năm 1976) đã đam mê với nghệ thuật, đặc biệt là dòng tranh sơn mài mang chất liệu thuần túy của hội họa dân tộc.
Sau nhiều năm loay hoay tìm kiếm hướng đi cho riêng mình, họa sĩ Đào Nguyên Tuấn đã tìm được chổ đứng cho riêng mình, đưa nghệ thuật sơn mài nói chung, văn hóa con người Đồng Nai nói riêng đến với bạn bè quốc tế.
277fa51badd3658d3cc2.jpg
Họa sĩ Đào Nguyên Tuấn bên tác phẩm nude vừa mới hoàn thành
Dấu riêng…
Họa sĩ Đào Nguyên Tuấn theo đuổi hai chủ đề chính là nude và trừu tượng. Hai chủ đề này xuyên suốt trong các tác phẩm của anh và tạo cho anh cảm hứng sáng tác ở mọi thời điểm. Với tranh trừu tượng, anh như được giải thoát khỏi quỹ đạo của các đối tượng có thực trong thế giới tự nhiên. Anh bộc bạch: “Trong suốt hành trình dò tìm sáng tạo, cái trừu tượng đã dẫn dắt tôi thông qua tiếng nói bên trong của chính mình để tạo nên những mạch nhịp điệu đầy ngẫu hứng. Có đôi lúc, tôi cũng cảm thấy xa lạ và ngạc nhiên trước những đối tượng mà mình tạo ra, không phải bằng lý trí thô thiển mà bằng chính linh cảm trong trẻo, chân thật”.
Bên cạnh dòng tranh trừu tượng, họa sĩ Đào Nguyên Tuấn còn đam mê vẽ tranh nude và tranh phong cảnh. Anh có hàng chục tác phẩm nude trên chất liệu sơn mài khổ lớn. Anh say mê với đề tài này đến độ, có thể ngồi bất cứ không gian, thời gian nào để vẽ tranh, mọi thứ xung quanh dường như đều rơi vào im lặng, chỉ có mình anh độc thoại cùng giá vẽ. Các tác phẩm nude của anh phảng phất nỗi niềm, không điên nhưng dữ dội.
Trong những câu chuyện của mình, họa sĩ Đào Nguyên Tuấn nhắc nhiều đến khái niệm cuộc chơi. Đối với anh, sống trên đời là một cuộc chơi và nghệ thuật cũng vậy. Bởi là cuộc chơi nên mỗi ngày anh luôn cố gắng làm sao để được vui hết mình, sống trọn vẹn với nó. Anh tâm sự: “Cũng bởi theo đuổi sơn mài và sơn dầu mà tôi lựa chọn cuộc sống rất riêng, chỉ dành cho hội họa. Tôi sáng tác bất kể ngày hay đêm, dành tất cả tiền bạc để mua chất liệu và dành toàn bộ căn nhà để treo và lưu giữ tranh. Ngay cả phòng ngủ, phòng bếp…cũng chỉ có tranh với tranh”.
Thời gian rảnh rỗi, họa sĩ Đào Nguyên Tuấn nhận thêm học trò để truyền lửa đam mê, hướng dẫn các em luyện vẽ, thi vào các trường đại học mỹ thuật, kiến trúc ở TP.HCM. Ngoài ra, anh còn có phòng tranh riêng tại P.Tân Tiến, TP.Biên Hòa - đó cũng là địa chỉ dạy học của anh. Với anh, chỉ khi vẽ và dạy học, thời gian sẽ trôi nhanh hơn và anh cảm thấy mình sống có ý nghĩa hơn.
0d1fd2fbdb33136d4a22.jpg
Một số tác phẩm thuộc dòng tranh trừu tượng của họa sĩ Đào Nguyên Tuấn
Đưa tác phẩm “xuất ngoại”
Tranh của của họa sĩ Đào Nguyên Tuấn mang nhiều màu sắc, các gam màu nóng, lạnh đan xem với đủ loại kích thước, từ các bức rất nhỏ đến tranh tấm lớn. Nếu không có dịp thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật của anh tại nhà và phòng tranh, người yêu hội họa có thể xem tranh của anh qua mạng xã hội Facebook, YouTube. Những tác phẩm khá ấn tượng, kích thích sự tò mò, trí tưởng tượng của người xem như dòng chảy miên man không ngừng. Đặc biệt, người xem có thể tìm thấy những suy tư, nỗi niềm của con người trong cuộc sống hiện tại qua tranh.
Nhiều năm nay, họa sĩ Đào Nguyên Tuấn tích cực tham gia các triển lãm tranh của Đồng Nai, TP.HCM và các triển lãm khu vực Đông Nam bộ. Anh không đặt nặng giải thưởng, bởi với riêng anh đó như là “chiếc vòng” mà nếu tập trung nghĩ về nó thì bản thân không còn sức để sáng tạo. Tuy nhiên, cũng từ các triển lãm, anh có thể tiếp cận gần hơn với bạn bè và du khách quốc tế. Nhờ vậy, tranh của anh có cơ hội “xuất ngoại” nhiều hơn. Mỗi tác phẩm được khách hàng “rước đi” thường có giá từ vài chục đến vài trăm triệu.
Ở thời điểm hiện tại, anh thường xuyên ở nhà, vừa chuyên tâm vẽ tranh khổ lớn vừa chung tay phòng, chống dịch Covid-19. Họa sĩ cho biết trong thời gian tới anh sẽ tổ chức triển lãm tranh sơn mài chủ đề tranh trừu trượng và tranh nude cá nhân tại TP.HCM nhằm đưa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam đến với công chúng. Anh hy vọng dịch bệnh nhanh chóng đi qua để mọi người, mọi vật trở về với nhịp sống mới, mà ở đó họ có thể thoải mái xích lại gần nhau như cách mà nghệ thuật hướng đến.
Thanh Thanh
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây