Huy động hệ thống chính trị và xã hội tham gia bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Thứ năm - 27/07/2023 14:56
  • Xem với cỡ chữ 
  •  
  •  
  •  
(CTT-Đồng Nai) - Đoàn giám sát của Hội LHPN tỉnh do bà Lê Thị Thái, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh làm trưởng đoàn vừa giám sát UBND H.Định Quán về công tác phòng, chống xâm hại, đuối nước và tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn huyện.

Toàn H.Định Quán có gần 56 ngàn trẻ em trong độ tuổi từ 0-16 tuổi. Thời gian qua, công tác phòng, chống xâm hại, đuối nước và tai nạn thương tích trẻ em luôn được cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện quan tâm, chủ động thực hiện. Từ năm 2022 đến nay, UBND huyện đã ban hành 24 văn bản, kế hoạch chỉ đạo; đồng thời quan tâm bố trí kinh phí cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thực hiện công tác phòng, chống xâm hại, đuối nước, tai nạn thương tích trẻ em.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại, đuối nước và tai nạn thương tích trẻ em được các cấp, các ngành chú trọng. UBND huyện đã quan tâm chỉ đạo các ngành sâu sát, tuyên truyền đến từng trường hợp, lớp học, khu dân cư... về phòng, chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em. Nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành; lồng ghéo các mục tiêu của chương trình bảo vệ, chăm sóc trẻ em vào hoạt động chuyên môn của các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương, đơn vị. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện đã và đang triển khai các mô hình an toàn cho trẻ em, như: mô hình cổng trường em an toàn; lớp học an toàn, thân thiện; ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em…

Bên cạnh việc triển khai các văn bản, kế hoạch về phòng, chống xâm hại trẻ em; huyện đã triển khai các hoạt động về phòng, chống đuối nước trẻ em, như: nhắc nhở, khuyến cáo các em không chơi, đùa gần ao, hồ, sông, suối, hố công trình; rà soát, trang bị các biển báo nguy hiểm tại các ao, hồ, sông, suối; tổ chức các lớp kỹ năng cứu đuối…
Tuy nhiên, tình trạng trẻ bị xâm hại, tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em vẫn xảy ra. Từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn huyện xảy ra 9 vụ xâm hại trẻ em; 568 trường hợp trẻ em bị tai nạn thương tích.

Từ trực trạng này, UBND H.Định Quán đã đề ra các giải pháp. Trong đó tập trung vào công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trên địa bàn huyện về phòng, chống đuối nước, câm hại trẻ em, nhất là trong thời gian nghỉ hè. Bên cạnh đó tổ chức bàn giao, quản lý học sinh, tổ chức đa dạng hoạt động hè, các lớp dạy bơi. Rà soát các khu vực có nguy cơ đuối nước để có biện pháp phòng ngừa. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, công tác phòng chống xâm hại, tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em tại cơ sở. Đẩy manh việc đầu tư xã hội hóa xây dựng hồ bơi tại các trường học, dần đưa môn bơi vào chương trình học giáo dục thể chất để rèn luyện kỹ năng bơi, phấn đấu tăng tỷ lệ trẻ được dạy bơi lên 40% tổng số trẻ em…

Bà Lê Thị Thái, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, Trưởng đoàn giám sát ghi nhận sự nỗ lực của địa phương trong công tác phòng, chống xâm hại, tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em. Đồng thời đề xuất, huyện tăng cường vai trò quản lý nhà nước về công tác trẻ em, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Đồng thời duy trì các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em…

Tác giả: An Hạ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây