Ngày 16/5/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản không quy định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm: tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vi phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhành, văn phòng đại diện); tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam; tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật; hô kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình thực hiện vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05/7/2019.
Đính kèm: Nghị định số 42/2019/NĐ-CP.
Như Quỳnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Hôm nay
Tổng lượt truy cập