I. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
Phòng Pháp chế là Phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương Đồng Nai có trách nhiệm tham mưu giúp Ban Lãnh đạo Sở thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật trong phạm vi ngành Công Thương và tổ chức thực hiện công tác pháp chế quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011, Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ.
A. Công tác pháp chế:
1. Về công tác xây dựng pháp luật.
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác công thương;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan phối hợp với Sở Tư pháp lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác công thương đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của thủ trưởng cơ quan;
đ) Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác soạn thảo trước khi đề nghị Sở Tư pháp thẩm định;
e) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi lấy ý kiến.
2. Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thường xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác công thương;
b) Định kỳ 06 tháng, hàng năm xây dựng báo cáo gửi Sở Tư pháp để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp.
3. Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật để gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác công thương và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác công thương; hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các đơn vị thuộc Sở Công Thương;
c) Chủ trì và phối hợp với các đơn vị tổ chức xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật tại cơ quan;
d) Chủ trì và phối hợp với các đơn vị định kỳ 06 tháng, hàng năm tiến hành kiểm tra, tổng kết tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; báo cáo Sở Tư pháp về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp.
5. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật.
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác kiểm tra theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác công thương theo quy định của pháp luật, giúp Lãnh đạo Sở chủ trì xây dựng kế hoạch, theo dõi toàn diện việc thi hành pháp luật thuộc Sở quản lý như: Công nghiệp, thương mại, kỹ thuật an toàn - môi trường, qua đó theo dõi, kiểm tra trọng tâm các lĩnh vực theo từng năm, từng thời kỳ, từng giai đoạn. Chủ động, phối hợp với các phòng, các đơn vị tổng hợp báo cáo Sở Tư pháp theo định kỳ.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, giúp Lãnh đạo Sở thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình thi hành pháp luật trong hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan như sau:
+ Tham mưu giúp Lãnh đạo Sở thẩm định các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trước khi ký ban hành, thực hiện triển khai quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Sở, định kỳ báo cáo Sở Tư pháp theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
+ Kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong cấp phép đối với các lĩnh vực như: Hóa chất, LPG, VS ATTP, xăng, dầu,… tham gia các hội đồng thẩm định khi có yêu cầu.
+ Hỗ trợ trong công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành.
c) Chủ trì xây dựng báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác công thương gửi Sở Tư pháp.
6. Về công tác bồi thường của Nhà nước.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
7. Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Tư pháp trong việc thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
8. Về công tác tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng.
a) Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác công thương; có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng của Sở Công Thương;
b) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu về các vấn đề pháp lý khi tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơ quan theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của Sở Công Thương.
9. Về thi đua khen thưởng trong công tác pháp chế.
Phối hợp với các đơn vị có liên quan đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao hoặc theo quy định của Pháp luật.
B. Công tác kiểm soát thủ tục hành chính.
1. Chủ trì và phối hợp với Sở Tư pháp kiểm soát thủ tục hành chính của Sở theo quy định của pháp luật;
2. Xây dựng báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
C. Công tác khác.
1. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các thông báo kết luận giao ban của Giám đốc Sở;
2. Rà soát và báo cáo việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên, của các sở, ban, ngành, địa phương,…
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY
1. Phó Trưởng phòng:
- Họ và tên: Phạm Quang Huy
- Số điện thoại:
Những tin cũ hơn
Hôm nay
Tổng lượt truy cập